Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

THƠ VIẾT LÚC GIAO THỪA

THƠ VIẾT LÚC GIAO THỪA

ĐÃ NGHE

Đã nghe mưa gió chuyển vần
Đã nghe rạo rực bước chân ngựa hồng
Đã nghe sóng vỗ dòng sông

Đã nghe đất thức trên đồng,trên nương
Đã nghe mới những con đường
Đã nghe ranh giới biên cương rõ dần
Đã nghe nồng ấm tình xuân
Đã nghe tiếng nói nhân dân hào hùng
Nỗi niềm e ấp lo mừng
Lại nghe truyền thống lẫy lừng VÀO XUÂN !...


PHỐ HÓP 01H01' 01/01/2014 THANH DẠ NGUYỄN

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

ĐỐI LIỄN MỪNG XUÂN CỦA BẠN ĐỒNG HƯƠNG Ở GIA -LỘC

Đối liễn Xuân Giáp Ngọ

@ Dán trước cửa Tòa án :

CHÍ CÔNG VÔ TƯ, TRÊN KHÔNG SỢ, DƯỚI KHÔNG OAN, TRA ÁN NGHIÊM MINH HỒN BÀNG THỊ*

CẦM CÂN NẢY MỰC, XỬ ĐÚNG HÌNH, QUY ĐÚNG TỘI, CHUẨN PHÊ CHÍNH XÁC DẠ BAO CÔNG

------
* Bàng Thị là Bàng Quý Phi, vợ yêu của vua Tống, nghe bố là Bàng Hồng âm mưu cướp ngôi vua, bị Bao Công xử án tử hình.

@ Dán trước Văn phòng luật sư :

LUYỆN KỸ NĂNG, RÈN ĐẠO ĐỨC, CHẲNG NGẠI KHÓ KHĂN, CÁI ĐẦU TỈNH TÁO VÌ CÔNG LÝ

NÂNG KIẾN THỨC, GIỮ LÒNG TRONG, KHÔNG NỀ CẢN NGẠI, CON TIM TRĂN TRỞ VỚI QUYỀN DÂN

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

MUÔN KIỂU VỀ QUÊ ĂN TẾT

Muôn kiểu về quê ăn Tết

Hành lý về quê ăn Tết rất gọn gàng, không cần vali, túi xách lỉnh kỉnh... Hình ảnh này không chỉ ở Việt Nam mà diễn ra trên toàn thế giới.
>> Nhà ga, bến xe chật kín người về quê ăn Tết
>> Chặn xe khách kiếm tiền tiêu Tết
>> Bữa cơm 2.000 đồng, 5.000 đồng cuối cùng của năm



Hãy bám theo cách của bạn.



Chuyến xe cuối năm trên sa mạc.



Hành lý về quê ăn Tết rất gọn gàng, không cần vali, túi xách...



Cố lên em. Anh sẽ yểm trợ cho em.



Cần đảm bảo an toàn cho một giấc mơ đẹp.



Công dụng mới của tấm bọc đầu ghế.



Vị trí ngủ tuyệt vời.
(Sưu tầm)

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

TIẾT KIỆM & TIẾT CANH

CÂU ĐỐI VUI : TIẾT KIỆM & TIẾT CANH




QUANH NĂM LỢN ĐẤT ĂN TIỀN KIỆM
TRƯỚC TẾT HEO CHUỒNG HIẾN TIẾT CANH

Làng Hóp  23 tháng Chạp Qúy Tỵ  (23/01/2014)

TUYẾT HOA


TUYẾT HOA





Một bông đơn chiếc trên cành
Mùa Đông,tuyết phủ đã thành Tuyết Hoa
Trắng trinh thành nỗi xót xa
Em thành lửa đốt lòng ta với đời !

Làng Hóp 23/01/2014  THANH DẠ

NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ TRONG TẾT...

Những điều kiêng kị trong Tết của người miền Bắc

Bạn có biết những phong tục tập quán, những kiêng kỵ của người miền Bắc trong ngày Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc Việt Nam không? Những điều kiêng kị ấy là:
kiêng kị của người miền Bắc 1
Người miền Bắc có nhiều điều kiêng kị trong dịp năm mới. Ảnh minh hoạ
Kiêng đổ rác
Trước Tết, nhà nào cũng quét dọn sạch sẽ nhà cửa để trong ba ngày đầu tiên của năm mới, cây chổi quét nhà không được động đến. Theo quan niệm, quét nhà là quét hết vận đỏ và lộc năm mới đi. Vì thế sẽ không ai quét nhà vào 3 ngày đầu năm.
Tục kiêng đổ rác xuất phát từ câu chuyện trong Sưu thần ký. Chuyện kể rằng, có một người lái buôn đi qua hồ Thanh Thảo được Thủy thần tặng nàng hầu tên là Như Nguyệt. Ông trở nên giàu có, tiền bạc đầy nhà. Năm ấy, vào ngày mồng Một Tết, Như Nguyệt mắc lỗi nhỏ, bị ông chủ đánh đập nên biến vào đống rác. Người lái buôn không biết, mang rác đổ đi. Từ đấy, ông lại nghèo như xưa.
Rắc vôi bột ở 4 góc vườn
Ở nông thôn, nhà nào cũng rắc vôi bột ở 4 góc vườn rồi vẽ hướng ra phía cổng để xua đuổi ma quỷ. Vì thế, dân gian có câu: “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Đầu năm bạn mua muối tặng cho mọi người cũng chính là lời chúc năm mới làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn.
Treo những bức tranh may mắn
Kiêng không treo những tranh không hay như đánh ghen, kiện tụng... mà phải tìm bằng được tranh lợn, gà, cậu bé. Những bức tranh của làng tranh Đông Hồ, Hàng Trống mang ý nghĩa tốt đẹp, may mắn.
Không cho lửa
Ngày mùng Một Tết, đừng đến xin lửa nhà người khác vì lửa đỏ là may mắn. Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng Một Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may. Tương tự như vậy, tránh xin nước những ngày này.
Kiêng cho nước đầu năm
Cũng như lửa, nước được ví như “nguồn tài lộc” trong câu chúc “tiền vô như nước,” nếu cho nước thì coi như … mất lộc. Thường thì trước khi bước sang năm mới ở nông thôn nhà nào cũng lo đổ đầy nước vào bể, vào chum hoặc vại. Từ trong tâm thức người ta tin rằng năm mới đến sẽ đem theo của cải nhiều như nước.
Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi
Dân gian có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” với rất nhiều cách giải thích khác nhau. Đầu tiên, việc mua muối được xem là mua cái sự mặn mà về nhà cho cả năm. Còn vôi cũng có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, thể hiện qua 3 cách dùng: Xây nhà xây cửa, ăn trầu và rải 4 góc nhà đuổi tà ma. Cũng có một cách giải thích khác cho rằng cuối năm phải mua vôi để tiếp vôi cho ông bình vôi.
Chọn người xông nhà
Xuất phát từ phong tục xông nhà, xông đất đầu năm, người đầu tiên bước vào nhà ai trong ngày mùng 1 tết chính là người quyết định đem lại sự may mắn hoặc xui xẻo cho gia đình ấy trong cả năm.
Vì vậy, những người “nặng vía”, không hợp tuổi với gia chủ đừng nên đến xông nhà ngày đầu năm. Người có tang không nên xông đất nhà người khác để tránh xui xẻo.
kiêng kị ngày Tết 2
Người miền Bắc quan niệm rằng những điều kiêng kỵ trong dịp năm mới sẽ giúp họ tránh được những điều đen đuổi trong cả năm đó. Ảnh minh hoạ
Kỵ vay mượn, trả nợ ngày đầu năm
Điều kiêng kỵ này xuất phát từ quan niệm ngày đầu xuân con người mở cửa để đón lộc vào nhà, còn nếu cho mượn hoặc trả giống như “dâng” tài lộc vào tay khác.
Vì thế, trong gia đình, ông bà, cha mẹ thường răn dạy con cháu trong dịp Tết không nên vay tiền hay mượn đồ đạc của người khác, để tránh cho cả năm sẽ rơi vào cảnh túng thiếu, nợ nần, không may mắn trong công việc, làm ăn.
Một số món ăn cũng cần... kiêng
Kiêng ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt… Nếu ăn những thứ này vào dịp đầu năm hay đầu tháng sẽ xúi quẩy
Kiêng làm vỡ các đồ vật
Ông bà ta quan niệm, từ “vỡ”, “bể” là những từ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa, đó có thể là vật dụng trong nhà hoặc thậm chí là các mối quan hệ trong gia đình và xã hội. Do đó, người già thường khuyên con cháu trong những ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén.
Người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa
Kiêng ra đường vào ngày xấu: Theo quan niệm của ông cha ta thì ngày mồng 5 tháng giêng Âm lịch là ngày nguyệt kỵ “Mùng năm, mười bốn, hăm ba/ Đi chơi còn thiệt nữa là đi buôn”, người Việt thường tin rằng ngày này không thích hợp cho xuất hành hay các cuộc du xuân.
kiêng kỵ ngày tết 3
Và giúp gia đình có một năm may mắn. Ảnh minh hoạ

Kiêng mặc quần áo màu trắng, đen 
Theo quan niệm của người xưa, màu trắng và đen là màu của tang lễ, chết chóc, vì vậy những ngày đầu năm thì phải mặc trang phục với những màu sắc sặc sỡ như: Màu hồng, đỏ, vàng, xanh… để tạo nên sự hưng phấn và vui vẻ.
Kỵ mai táng
Ngày Tết Nguyên đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hòa chung với niềm vui toàn dân tộc. Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà nào có đại tang kiêng đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh.
Ông bà xưa vẫn nói "Có thờ có thiêng - Có kiêng có lành", Tết bắt đầu cho năm mới nên những điều kiêng kỵ đều cần phải tránh phạm phải trong những ngày Tết để cả năm được thuận buồm xuôi gió.

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

NGƯỜI VỀ VIẾNG MỘ TỔ TIÊN...

DÌ RUỘT TÔI TỪ ANH-QUỐC VỀ THẮP HƯƠNG MỘ TỔ TIÊN,BỐ MẸ TRƯỚC TẾT GIÁP-NGỌ

TRƯỚC MỘ ÔNG BÀ NGOẠI VÀ CẬU ÚT (CHẾT TRẺ NĂM CCRĐ)

TRƯỚC MỘ CHỊ RUỘT & ANH RỂ (BỐ MẸ TÔI)

TRƯỚC MỘ MẸ (BÀ NGOẠI TÔI)


CÔ EM GÁI VỚI LUỐNG CÀ CHUA SẠCH

VƯỜN ĐÀO BÊN KHU MỘ

MỘ BÀ NGOẠI TÔI

NỤ CƯỜI THÀNH PHỐ GIỮA ĐỒNG QUÊ

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

HÌNH ẢNH TÁO KINH TẾ 2013 : TRAI ĐẸP BỊ TRỤC XUẤT


NGÀY TẤT NIÊN


NGÀY TẤT NIÊN
(tặng H.Nga,Ngân,Mai,Huyền)




Tất niên,em đến thăm tôi
Một thùng bia hộp với lời chúc vui
Về hưu mươì một năm rồi
Các em vẫn đến thăm tôi những ngày...! 
Phải xưa lắm đắng,nhiều cay
Nặng tình nặng nghĩa mà nay ngọt bùi ?

Làng Hóp  21/01/2014  T.D

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

HOA NHÀ TẶNG BẠN

HOA NHÀ TẶNG BẠN




CỦA NHÀ TRỒNG ĐƯỢC HOA TƯƠI
CÓ TÊN LÀ ĐÓA "SỐNG ĐỜI" RẤT DUYÊN
ĐẦU XUÂN GỬI TẶNG BẠN HIỀN
ĐỜI VUI TRẢI KHẮP CÁC MIỀN IN-TƠ...!

LÀNG QUÊ  20/01/2014  T.D

TẶNG...



 TẶNG...





TẶNG EM MỘT ĐÓA SON MÔI
CHO MÌNH THÊM ĐẸP CHO ĐỜI LÊN HƯƠNG !

Làng Hóp 20/01/2014 T.D

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

TẾT NÀY BẠN ĐẾN



TẾT NÀY BẠN ĐẾN





Tết này bạn đến thăm tôi
Tôi sẽ kính mời 2 món nhậu nhanh:
THỊT LỢN QUAY với DƯA HÀNH !
Ăn xong,cùng ngắm bức tranh NGỰA...TẦU
Chúc nhau mấy chữ SANG-GIẦU
AN BÌNH,HẠNH PHÚC DÀI LÂU ĐỜI ĐỜI !
Thích,thì mời bạn tới chơi
Không thích cũng đến để...mời lại tôi !

Phố Hóp  18/01/2014  T.D

AI ƠI TRỞ DẬY...



AI ƠI TRỞ DẬY





Mặt trời đã ló rạng rồi
Ai ơi,trở dậy với đời,với nhau
Có gì cần nói,để sau
Cùng ra Chợ...để hát câu Thị trường

Hàng gì cũng vấn,cũng vương
Nhìn ai cũng thấy dễ thương như là...
Ai mua gối,nệm,chăn ga
Ta mua chút chút...về nhà...nhâm nhi !

Phố Hóp  18/01/2014  T.D

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

GỬI KIM THƯ


GỬI KIM THƯ (MINH QUANG)
(nhân đọc bài Nghĩ thơ)


Chân dài là “MỐT” thời nay
Quần ngắn,cũng “MỐT” thời này rất mê
Sao em cứ tự mình chê
Các anh thích vậy – hãy về diện đi !

Làng Hóp   16/01/2014  T.D

PHỤ CHÉP BÀI "NGHĨ THƠ":
....
"Chân cóc ngắn quần,ngắn thế thôi
Xù xì nhưng ngồi giữa hồn thôi
Nếu cố chen dăm ba ếch nhái
Quần ngắn,chân dài thật khó coi "

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

ĐÔI CÂU ĐỐI TẶNG CẶP ĐÔI

CÂU ĐỐI TẶNG CẶP ĐÔI THU-TUÂN

RẮN* PHUN NỌC TRẮNG LÊN TRỜI DỌA
NGỰA** HOẢNG,BỜM ĐEN QUẶP CỔ PHI






* Thu cầm tinh Con Rắn
** Tuân cầm tinh Con Ngựa

THƠ HAY THẾ KỶ HAI MƯƠI

THƠ HAY THẾ KỶ HAI MƯƠI

Thưa quý bạn!
Trong các nhà Thơ Mới, tôi biết rất nhiều bạn trong chúng ta đều yêu thơ Nguyễn Bính. Tôi cũng vậy. Tôi có chọn bình vài bài của ông, chẳng hạn bài sau đây, một trong những bài thơ tiêu biểu của nhà thơ giàu chất thôn quê bậc nhất Việt Nam. Nhưng tôi đã có ý thức để giành nó cho đến tận… những ngày này mới tung lên FB, vì bây giờ là lúc đất trời đang hòa nhịp cùng hồn vía của bài thơ, với những giọt “mưa xuân phơi phới bay”, với “hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy”…
Vâng, xin mời quý bạn đến với bài thơ tuyệt vời “Mưa Xuân” của cố thi sĩ đất Thành Nam - Nguyễn Bính, cùng với lời bình của tôi!
Xin mời!

A.N.

NGUYỄN BÍNH

MƯA XUÂN

Em là con gái trong khung cửi
Dệt lụa quanh năm với mẹ già
Lòng trẻ còn như cây lụa trắng
Mẹ già chưa bán chợ làng xa.

Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ
Mẹ bảo: "Thôn Đoài hát tối nay."

Lòng thấy giăng tơ một mối tình
Em ngừng thoi lại giữa tay xinh
Hình như hai má em bừng đỏ
Có lẽ là em nghĩ đến anh.

Bốn bên hàng xóm đã lên đèn
Em ngửa bàn tay trước mái hiên
Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh
Thế nào anh ấy chả sang xem !

Em xin phép mẹ, vội vàng đi
Mẹ bảo xem về kể mẹ nghe
Mưa bụi nên em không ướt áo
Thôn Đoài cách có một thôi đê.

Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm
Em mải tìm anh chả thiết xem.
Chắc hẳn đêm nay dường cửi lạnh
Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em.

Chờ mãi anh sang, anh chẳng sang.
Thế mà hôm nọ hát bên làng
Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn
Để cả mùa xuân cũng lỡ làng.

Mình em lầm lỗi trên đường về
Có ngắn gì đâu một dải đê
Áo mỏng che đầu mưa nặng hạt
Lạnh lùng thêm tủi với canh khuya.

Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay
Hoa xoan đã nát dưới chân giày
Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ
Mẹ bảo : "Mùa xuân đã cạn ngày"

Anh ạ ! Mùa xuân đã cạn ngày
Bao giờ em mới gặp anh đây ?
Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ
Để mẹ em rằng: hát tối nay ?

LỜI BÌNH CỦA ANH NGỌC:

Trong cuốn Thi nhân Việt Nam, khi so sánh các nhà thơ cùng viết về thôn quê, Hoài Thanh và Hoài Chân đã có một nhận xét: "Nguyễn Bính nhà quê hơn cả nên chỉ ưa sống trong tình quê mà ít để ý đến cảnh quê" (trang 175). Nhận xét ấy thật chính xác và tinh tế. Tuy nhiên đó là nói chung, còn nhìn riêng từng bài thì liều lượng giữa tình và cảnh không phải đều như nhau. Chẳng hạn trong Mưa xuân, tôi cho rằng cảnh chiếm một phần rất quan trọng trong việc tạo nên hiệu quả của bài thơ, nói một cách tương đối thì ở đây ít ra tỉ lệ giữa tình và cảnh cũng là 5-5.
Bài thơ là một câu chuyện tình cảm, hay đúng hơn là một mối cảm tình mới nhóm, diễn ra trên cái nền của một làng quê vào cữ mưa xuân. Cảnh trí ở đây được dùng làm đất sống cho câu chuyện tình và đến lượt câu chuyện tình lại tạo nên phần hồn cho cảnh. Và như thế cảnh và tình trong Mưa xuân đã quyện vào nhau như xác với hồn, để cùng tạo nên bức tranh quê chân thực và sống động, mang đậm dấu ấn Nguyễn Bính.
Nói rằng vai trò của cảnh trong bài này rất quan trọng là vì nó có một giá trị độc lập. Đành rằng đã là văn chương thì ở đâu cảnh hay chuyện hay có là gì đi nữa rốt cuộc cũng đều để gửi cái tình, nhưng đôi lúc cái dụng công của tác giả ngỡ như chia đều cho tình lẫn cảnh, hoặc tình lẫn chuyện v.v... đến nỗi ta không biết cái nào là chính, cái nào là phụ. Cũng tựa như trong tác phẩm điện ảnh lừng danh “Titanic” gần đây: Để tái hiện lại vụ đắm tàu thế kỷ, các tác giả đã dựng lên một câu chuyện tình cảm động - rốt cuộc thì ấn tượng nào mạnh hơn, câu chuyện tình hay vụ đắm tàu? Tuỳ vào cách cảm nhận của từng người xem, nhưng tựu trung có lẽ là cả hai, cái nọ nâng đỡ cho cái kia.
So sánh trên rõ ràng là khập khiễng, nhưng ngõ hầu cũng giúp ta nhận chân ra sự đan cài tinh vi của cặp giá trị tình và cảnh trong một bài thơ vốn cũng chẳng có gì khó hiểu như Mưa xuân.
Trước hết, xin nói về tình. Nhân vật trong thơ là một cô gái mới lớn, mà lại là gái quê, quen sống khép kín trong những lề thói, gia phong chặt chẽ:
Lòng trẻ còn như cây lụa trắng
Mẹ già chưa bán chợ làng xa.
Từ bán được dùng ở đây - hiển nhiên là để hợp với văn cảnh: như cây lụa trắng đã gợi lên khá đầy đủ cái thân phận và tâm thế của người con gái xưa, nghe tội nghiệp và đầy thương cảm. Trong cái thế giới khép kín ấy, nào ai biết được có nỗi niềm gì xao động, có mối vấn vương nào có thể len được vào, nếu như không có những giọt mưa xuân ấy chợt đến, một hôm bỗng giăng mắc đầy trời. Bởi cùng với những giọt mưa xuân phơi phới bay và những cánh hoa xoan rụng vơi đầy ấy là mùa xuân đã đến. Mùa xuân của đất trời và vạn vật đang tưng bừng sống lại sau những ngày đông tàn cũng đánh thức luôn nhịp hồi sinh trong con người, mùa ăn chơi, mùa tháng rộng ngày dài đầy rạo rực. Tiếng trống chèo thân thuộc ngàn năm trên mảnh đất này lại vang lên trên những sân đình. Hội chèo làng Đặng, hát ở thôn Đoài... Những địa danh chỉ nghe qua đã đủ gợi hồn quê kiêng. Những đám hội ở thôn quê luôn vui như... hội, bởi vì người ta đâu chỉ được xem hát, xem trò, được thưởng thức nghệ thuật, mà có lẽ còn quan trọng hơn thế - đấy là nơi gặp gỡ, giao cảm, nơi tìm kiếm và hẹn hò của những lứa đôi.
Bởi thế, chỉ mới nghe mẹ bảo thôn Đoài hát tối nay, cô gái quê e ấp kín đáo bỗng biến đổi, linh động hẳn lên: Cô chợt dừng tay dệt vải, má chợt ửng hồng, đầu óc một phút lơ lãng đi đâu, và cái hành vi rất thực và rất gợi này:
Em ngửa bàn tay trước mái hiên
Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh
Hành vi, cảnh trí, những biểu hiện bề ngoài ấy là nhằm để tả tình, hẳn thế rồi. Để ý một chút ta sẽ thấy tác giả vận dụng rất khéo cái quy luật :người buồn cảnh có vui đâu bao giờ, khi so sánh hai tâm thế diễn ra hầu như đối chọi nhau trước cùng một cảnh, ấy là khi cô gái rạo rực hy vọng đi đến với đêm hội:
Mưa nhỏ nên em không ướt áo
Thôn Đoài cách có một thôi đê.
Nhưng khi cô không gặp được chàng trai, thất vọng tràn trề, cô quay về, thì:
Có ngắn gì đâu một dải đê !
Áo mỏng che đầu mưa nặng hạt
Và cả mùa xuân nữa, với mưa xuân, với hoa xoan và "hội chèo làng Đặng đi qua ngõ..." mới hôm nào như những sử giả mang hy vọng đến, giờ cũng theo lòng người mà lạnh giá, tàn tạ, thê lương: Mưa xuân đã ngại bay, hoa xoan đã nát dưới chân giày (tả cảnh quê xưa mà dùng chữ giày có vẻ không hợp, nhưng kể cũng không sao), hội chèo làng Đặng đã về qua ngõ, và mùa xuân thì đã cạn ngày. Cạn ngày là sắp hết, nhưng lối dùng từ bằng hình ảnh cụ thể của dân gian này gây ấn tượng hơn, và cũng hồn nhiên hơn.
Nhưng cái thất vọng của người nhà quê cũng hiền lành hơn cái tuyệt vọng tê tái của người trí thức thị thành, bởi là người lao động khoẻ mạnh về thế xác nên tâm hồn họ cũng thường lành mạnh. Mùa hội đã qua, người tình đã xa, cô gái quê buồn nhưng không tuyệt vọng:
Bao giờ em mới gặp anh đây ?
Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ
Để mẹ em rằng : hát tôi nay ?
Còn nghi vấn là còn chờ đợi. Mà còn chờ đợi là vẫn còn hy vọng.
Đây là tất cả câu chuyện tình trong bài thơ.
Nhưng nội hàm của bài thơ này không chỉ có thế. Nó còn một vế nữa, tồn tại độc lập. Ấy là vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên của làng quê Việt Nam, mà ở đây là miền Bắc, từ đèo Hải Vân trở ra. Sở dĩ tôi đám nhấn mạnh cụ thể như vậy là vì những chất liệu thực trong bài thơ cho phép ta nhận ra đặc thù không thể lẫn của thời tiết, khí hậu và cảnh sắc của miền Bắc, nó rất khác với miền Nạm, do cấu tạo địa lý của đất nước ta, đặc biệt là vào cữ Đông - Xuân. Ấy là những cảnh giá lạnh, ẩm ướt, bầu trời thật thấp và âm u, với loài hoa xoan màu trắng tím nở thành chùm, thành ngù như lẫn vào mây trắng, và sương mù, thứ hơi nước lãng đãng bốc lên từ hồ, ao, nửa như mây, nửa như mưa, huyền hoặc vô cùng, thêm một bước nữa - quá mù ra mưa, thì đó là thứ mưa bụi, hay mưa phùn, hay cũng là mưa bay, mưa lay phay, thứ mưa không ướt áo, mưa không ướt đất ấy thực là một vẻ đẹp mê hồn và là đặc thù của mùa xuân đất Bắc mà bao người đi xa vẫn nhớ đến nao lòng. Tôi đồ rằng thì sĩ Nguyễn Bình, một con người nhà quê hơn cả như đã nói ở trên, chắc sinh thời cũng phải mê đắm cảnh mưa xuân miền Bắc lắm lắm, bởi ông đã nhiều lần đem theo mưa vào thơ cùng với hồn mình, mà đem một cách thiết tha, âu yếm vô cùng. Lòng yêu cảnh ấy trong Mưa xuân đã thành ra một chủ đề độc lập của bài thơ, một chủ âm, một giai điệu chính, hoặc đúng hơn, là một nhân vật của thơ. Ta không còn biết ở đây là mượn mưa xuân để gửi câu chuyện tình, hay chính là mượn câu chuyện tình để thổi hồn vào cảnh mưa xuân. Có lẽ là cả hai. Người đọc thơ vừa có cái thú được ngắm màn mưa bụi như sương khói vẫn phủ trên những bờ tre, mái rạ, hay trên những cánh đồng lúa thì con gái xanh mơn mởn, lại thú hơn nữa được bàn tay ai vén bức màn mưa và màu xanh ngỡ như ngàn năm bất động, bất biến kia để gặp gỡ với những con người chân quê đôn hậu, được nghe những tâm sự thầm kín, những khát khao, những hy vọng, thất vọng, rồi lại hy vọng của những tình yêu da diết. Và với những ai có gốc gác thôn quê, thì đấy sẽ là cuộc viếng thăm lại cố hương trong chốc lát. Đó chẳng phải là một hạnh phúc thật quý giá hay sao ?
A.N.

P.S. – Chân dung nhà thơ Nguyễn Bính
- Nguyễn Bính và người vợ Người Nam Bộ
- A.N. trò chuyện với nhà thơ nữ Nguyễn Bính Hồng Cầu (con gái của nhà thơ Nguyễn Bính), trên đỉnh Bà Nà, trong chuyến tham quan của các nhà văn, nhà thơ dự Cuộc gặp gỡ của các nhà văn, nhà thơ ba nước Đông Dương tại Đà Nẵng, 9-2011.
A.N.

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

40 NĂM...


40 NĂM
















40 năm vẫn là mình
Vẫn thanh bạch thế và tình vẫn son !

Làng Hóp  14/9/2013 T.D

MỘT NGÀY NẮNG ẤM



MỘT NGÀY NẮNG ẤM




Một ngày nắng ấm đầu xuân
Tươi như nỗi nhớ bạn gần,bạn xa
Không máu mủ,chẳng ruột rà
Mà sao nhớ thế - như là...tình yêu !

Phố Hóp ngày 15/01/2014 T.D

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

BAN THƠ HỘI VHNT HẢI-DƯƠNG NHIỆM KỲ 2013-2018

Hôm nay 14/01/2014 Ban Thơ Hội VHNT Hải-Dương nhiệm kỳ 2013-2018 đã họp phiên thứ nhất để bầu BCH của Ban và bàn chương trình hoạt động trước mắt 2014 . Ngoài trưởng ban PHẠM ÁNH SAO đã tham gia BCH của Hội,Ban Thơ đã bầu THANH DẠ làm Phó Ban và nữ sĩ trẻ THÙY LINH là UV của Ban . Chương trình hoạt động trước mắt là tham gia NGÀY THƠ VN 2014 tại Văn-Miếu,mỗi hội viên cần 1 bài thơ tâm đắc nhất để in BƯỚM tặng độc giả đến thăm QUẦY THƠ HẢI-DƯƠNG . Ngoài ra,ai có tập đã in muốn tặng bạn đọc,xin cứ mang đến quầy để tặng .BAN TỔ CHỨC có dành cho HẢI-DƯƠNG một QUẦY THƠ diện tích 9m2 để TRIỂN LÃM THƠ & CÁC SẢN PHẨM VĂN HÓA (kể cả Văn Hóa ẩm thực) . Sau đây là một vài hình ảnh về PHIÊN HỌP THỨ NHẤT BAN THƠ HỘI VHNT HẢI-DƯƠNG nhiệm kỳ 2013-2018 :

NHÀ THƠ TRIỀU VÂN PHẠM-ÁNH-SAO CHỦ TỌA PHIÊN HỌP

CÁC THÀNH VIÊN BAN THƠ


NHÀ THƠ VŨ-MINH-TUẤN THAM GIA Ý KIẾN

NHÀ THƠ NGUYỄN-XUÂN-BỐI

TỪ TRÁI SANG : NHÀ THƠ HÀ-CỪ,NGUYỄN-PHÚ-NINH,KIM XUYẾN,NGUYỄN-KHẮC-HIỀN




NHÀ VĂN NGUYỄN-THI-VIỆT-NGA (CHỦ-TỊCH HỘI) & NHÀ THƠ TRẺ TRẦN-THÙY-LINH

NHÀ THƠ PHẠM-ÁNH-SAO TRƯỞNG BAN THƠ