Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

MAI

MAI


Sớm mai, cửa mới mở ra
Đã nhìn thấy nhánh Mai Hoa ghé vào
Sắc hoa vàng đến nôn nao
Như lời hẹn ước ngọt ngào : Ngày mai !...


Phố Quê 19/3/2015
THANH DẠ NGUYỄN

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

THƠ MAI THANH (BẠN ĐỒNG MÔN ĐHSP HÀ NỘI)



CỨ VỀ THANH HÓA MỘT LẦN
Mai Thanh và Nguyễn Minh Khiêm)

Cứ về Thanh Hóa một lần
Thì em hiểu hết người dân xứ này
Vì sao lại hát dô huầy
Vì sao nhiều lúc đò đầy vẫn sang
Vì sao đi cấy sáng trăng
Vì sao hạt cát cũng vang trống đồng
Đâu cũng thần núi thần sông
Đâu cũng truyền thuyết thêu trong dệt ngoài
Ngõ quê rung tiếng Trạng cười
Rạ rơm ấm áp những lời giao duyên
Đá mơ Từ Thức lên tiên
Lưới chài rách cũng vớt lên gươm thần
Biển thì Độc Cước phân thân
Núi thì để lại dấu chân Phật Bà
Vượt sông thì vượt Hang Ma
Vượt biển thì phải vượt qua Thần Phù
Đất thì sông Mã sông Chu
Hết Pù Noọc Coọc lại Pù Neo Cưa
Núi thì đâu cũng Núi Nưa
Làng thì sinh chúa sinh vua khắp vùng
Sức ai cũng sức ông Bùng
Chí ai cũng chí anh hùng cưỡi voi
Kinh đô Việt mấy lần rồi
Mở trang sử cứ tưởng chơi hú hà
Mồ hôi sương máu đổ ra
Kết dâng thành đảo gọi là Hòn Mê
Đá Mài Mực, đá Ăn Thề
Yêu nhau đem cả biển về rửa chân
Cứ về Thanh Hóa một lần
Thì em hiểu hết người dân xứ này
*
* *
Rừng Thông, Cầu Bố ai hay
Hậu phương vững chắc những ngày đánh Tây
Thành Hồ ai tạc ai xây
Sẫm đen màu đá còn đây ngàn đời
Cẩm Lương cá lội bời bời
Thần Ngư rỡn sóng đón mời muôn nơi
Ơi, Cầm Bá Thước, Người ơi!
Sáng danh hùm xám tả tơi quân thù
Quê hương Vĩnh Lộc chưa mờ
Duy Tân họ Tống phất cờ đánh Tây
Nga Sơn thành đắp, lũy dày
Có Đinh Công Tráng vững tay diệt thù
Lam Sơn Lê Lợi dựng cờ
Lời Bình Ngô đến bây giờ còn ngân
Nguyễn Hoàng lập ấp, điều dân
Đằng Trong mở cõi tri ân công người
Ơi, người Thanh Hóa ta ơi!
Lòng trong suối nói lời hồn nhiên
Ai người dè bỉu ngả nghiêng
Thị phi cũng kệ, xỏ xiên chẳng sầu
“Ăn rau má phá đường tàu...”
Lòng vui vẫn ngẩng cao đầu ngắm trăng
Về Sầm Sơn thả lưới giăng
Vào chùa Độc Cước mà thăm anh hùng
Về Nưa Sơn núi trùng trùng
Mà thăm Bà Triệu đánh cồng cưỡi voi
Lam Thành mây lững lờ trôi
Hồn ai vương vấn một thời bình Ngô 
Đọ Sơn từ bấy đến giờ
Ấp iu nôi Việt giấc mơ ngàn đời

Cứ về Thanh Hóa quê tôi
Mà nghe khúc hát biển trời bao la
*
* *

Dô huầy, dô huẩy, dồ ha!

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2015

BÀI TRÊN TRANG BẠN : HOÀNG VĂN TUYỂN CỰU HS THPT MẠC ĐĨNH CHI KHU VỰC PHÍA NAM

Hoàng Văn Tuyển đã chia sẻ ảnh của anh ấy.
Hoàng Văn Tuyển tại 385 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10
Nhận lời mời của Ban Giám đốc Công ty Cao Minh, vào lúc 7h30 sáng ngày 13/09/2014 (nhằm 20/08 Giáp Ngọ), TT. Thích Nhật Từ sẽ có buổi thuyết trình cho CB NV tại hội trường chính của Công ty. Mình có 5 vé khách mời là chủ Doanh nghiệp vậy Doanh nhân nào quan tâm thì liên lạc với mình nhé.
http://vi.wikipedia.org/…/Th%C3%ADch_Nh%E1%BA%ADt_T%E1%BB%AB
"Thượng tọa Thích Nhật Từ là nhà tu hành Phật giáo người Việt Nam. Ông là nhà cải cách Phật giáo hiện đại, người chủ trương nhập thế, nhà diễn thuyết, nhà hoằng pháp, dịch giả kinh điển, tác gia, nhà thơ, nhà tư vấn, người trị bệnh tâm thần rối loạn đa nhân cách và nhà hoạt động xã hội năng động. Ghi nhận các đóng góp đặc biệt của Sư, vào tháng 12 năm 2010, Sư Thích Nhật Từ chính thức được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tấn phong lên hàng giáo phẩm Thượng tọa sớm hơn ba năm so với quy định của Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (45 tuổi đời, 25 tuổi hạ).
Trong hàng trăm bài pháp thoại, Sư Thích Nhật Từ kêu gọi Tăng Ni và Phật tử hay quay trở về với đức Phật gốc, thực tập và truyền bá "Tứ thánh đế" (thừa nhận khổ đau, truy tìm nguyên nhân, trải nghiệm niết-bàn và thực tập bát chính đạo), thay vì phải tiếp tục bị ảnh hưởng bởi phương pháp Phật học của Trung Quốc theo phong cách tổ sư. Theo Sư Thích Nhật Từ, thực tế không có 84.000 pháp môn như Trung Quốc đã khẳng định. Không có pháp môn thứ hai, ngoài Giới, Định, Tuệ (còn gọi là Tam Học). Các Pháp môn của Trung Quốc là một nhấn mạnh về một vài bài kinh tông chỉ, đang khi bỏ qua các bài kinh khác, các phương diện tu tập khác, nên không đầy đủ, do vậy khó trị liệu nỗi khổ niềm đau dứt điểm. Theo Sư, 10 pháp môn của Trung Quốc, 14 pháp môn của Nhật Bản, 4 trường phái của Phật giáo Tây Tạng chẳng qua chỉ là phần ứng dụng của chính niệm và chính định trong Bát chính đạo (6 yếu tố còn lại là chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính tinh tấn), do vậy không có pháp môn nào của các tổ có thể toàn diện.
Ngoài ra, Sư Thích Nhật Từ còn kêu gọi Tăng Ni Phật tử Việt Nam quay trở về, bảo tồn và phát huy nền văn hóa Phật giáo Việt Nam cho cộng đồng Việt Nam; không lệ thuộc vào phương pháp Phật học, tu tập, kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật, mỹ thuật của Trung Quốc, vốn đã bám rễ vào VN 2000 qua. Sư kêu gọi thuần Việt hóa nghi thức tụng niệm, câu đối, bảng hiệu chùa. Tại Việt Nam, theo Sư, tất cả nên dùng tiếng Việt để giới thiệu nền minh triết của đức Phật cho con người Việt Nam. Theo Sư, nhập cảng nguyên xi nền Phật học của Trung Quốc đã giết chết tinh thần sáng tạo và đóng góp của Phật giáo Việt Nam."