Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

CHÚC MỪNG NĂM MỚI LỊCH DƯƠNG 2013


CÒN VÀI GIỜ NỮA SANG NĂM MỚI
CHÚC XÓM TRI ÂN THÊM PHẤN KHỞI
CẢM HỨNG VĂN CHƯƠNG THÊM DẠT DÀO
CÓ THƠ,CÓ RƯỢU THÌ NÊN ỚI !

LÀNG HÓP 23H01'   31-12-2012   T.D

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

HỘI CỰU HỌC SINH TRƯỜNG THPT MẠC-ĐĨNH-CHI HẢI-DƯƠNG KỶ NIỆM 5 NĂM THÀNH LẬP


HỘI CỰU HỌC SINH TRƯỜNG MẠC-ĐĨNH-CHI HẢI-DƯƠNG

Sáng 30-12-2012,tại địa điểm mới –thị tứ Thanh Quang huyên Nam Sách,khoảng 300 cựu học sinh của Hội Cựu Học Sinh  trường THPH MẠC-ĐĨNH-CHI (chi nhánh Miền Bắc) đã làm Lễ Kỷ Niệm 5 năm thành lập Hội .Đến dự lễ có thày Nguyễn Duy Dự (nhà thơ Thanh Dạ) đại diện BGH  tiền nhiệm,thày Nguyễn Duy Cộng đại diện BGH hiệu đương nhiệm ; Các vị đại biểu đại diện cho tổ chức Đảng và Đoàn thể của Nhà trường,đại diện cho Đền thờ cụ Mạc Đĩnh Chi  và các trường bạn tại địa phương Thanh Quang…đã đến dự.Chi nhánh miền Nam (khoảng 300 người) và ở nước ngoài (khoảng 30 người) chỉ cử đại diện về dự.
Theo báo cáo của Hội Trưởng Trần Khoa (học sinh khóa 5/30 – hiện là Phó Hiệu trưởng nhà trường) thì 5 năm qua Hội đã tổ chức 5 lần tri ân các thày giáo cũ , nhiều lần cùng các lớp HS cũ tổ chức hội Khóa,Hội đồng môn,vận động góp quỹ xây dựng những Công Trình Văn Hóa của trường và phát Học Bổng động viên các em Học Sinh Vượt-Khó-Học-Tốt…Năm 2012 này Hội Cựu Học Sinh sẽ góp khoảng 10 triệu xây Tượng Đài Cụ Mạc Đĩnh Chi tại trường và thưởng học bổng cho 32 em Học Sinh Vượt-Khó-Học-Tốt
Thành lập từ tháng 9-1979 ở vùng quê của Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi thuần nông, nên từ sớm, học sinh nơi đây đã có truyền thống Cần Cù,Tương-thân-tương-ái và Ý-Chí- Vươn-Lên .Trong khoảng MỘT VẠN EM ĐÃ RA TRƯỜNG,nhiều em đã trở thành Tiến Sĩ Khoa Học,giảng dạy ở cả Đại Học Danh Tiếng ở nước ngoài….Hiện ở phía Nam có khoảng 300 em đã thành lập Hội Cựu Học Sinh Trường Mạc Đĩnh Chi Hải Dương từ năm 2000 (Hội trưởng là Nguyễn Đình Thư – hs  khóa 4,hiện là CTHĐQT CTy SXđồ gỗ xuất khẩu Sài Gòn)
Với cái nhìn của một Hiệu trưởng cũ,giáo viên cũ,người viết bài này cảm thấy các em thật ĐÁNG YÊU và ĐÁNG TIN CẬY !



VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG CÁC ANH CHỊ CỰU HỌC SINH
  

CỰU HỌC SINH CÁC KHÓA TRƯỚC
 


PHÓNG VIÊN ĐÀI VỀ GHI HÌNH TẠI TRƯỜNG CŨ
  

VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG CỦA CÁC EM HS ĐANG HỌC
 


HỌC TRÒ CŨ NAY LÀ CB QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG VỀ DỰ LỄ
 


TRẦN KHOA+MẠC THỊ THỦY+MẠC QUỐC ĐÔNG...HỌC TRÒ CŨ,
NAY LÀ CB QUẢN LÝ TRƯỜNG & ĐÀI PTTH
 

HỌC TRÒ CŨ TẶNG 32 XUẤT QUÀ CHO CÁC EM HS ĐANG HỌC
 

KÍNH CHÚC THÀY SỨC KHỎE
 

HỌC TRÒ CŨ & THÀY GIÁO CŨ
 
vi va !


CỔNG TRƯỜNG THPT MẠC-ĐĨNH-CHI HẢI-DƯƠNG TẠI THỊ TỨ THANH-QUANG ,HUYÊN NAM-SÁCH
  




Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

10 SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA ĐÔNG-NAM-Á NĂM 2012


10 sự kiện nổi bật Đông Nam Á năm 2012

(Dân trí) - Năm 2012 đang dần khép lại sau nhiều biến động. Cũng như các khu vực khác trên thế giới, Đông Nam Á đã chứng kiến nhiều sự kiện sôi động, có cả gam sáng lẫn tối.

 Dưới đây là bình chọn của Dân trí về 10 sự kiện nổi bật nhất tại Đông Nam Á trong năm qua.
1. ASEAN ngày càng giữ vai trò trung tâm trong khu vực

Với hai kỳ hội nghị cấp cao trong năm qua, ASEAN ngày càng khẳng định vai trò trung tâm và vị thế không thể thiếu trong phát triển chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa- xã hội của khu vực.

Điều này được thể hiện rất rõ trong việc các nhà lãnh đạo ASEAN kiên định quyết tâm chính trị trong việc thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, ký Tuyên bố Phnom Penh thông qua Tuyên bố Nhân quyền ASEAN nhằm hướng tới một Cộng đồng thực sự vì người dân, đồng thời thành lập Viện Nghiên cứu Hòa bình và Hòa giải ASEAN vì sự thịnh vượng chung của khối.
Lãnh đạo 10 nước thành viên chụp ảnh chung tại Cấp cao ASEAN 21 ở 
Lãnh đạo 10 nước thành viên chụp ảnh chung tại Cấp cao ASEAN 21 ở Phnom Penh, Campuchia.

ASEAN vẫn tiếp tục thể hiện được giá trị riêng của mình với việc đẩy mạnh các cơ chế hợp tác trong khuôn khổ ASEAN+. Đáng chú ý nhất là tại Cấp cao ASEAN 21, ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố kỷ niệm 10 năm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
 
2. Căng thẳng tranh chấp lãnh hải ở biển Đông

Mặc dù ASEAN đạt được không ít thành tựu trong năm qua nhưng bên cạnh đó, khu vực này cũng phải đối mặt với không ít thách thức nảy sinh từ các tranh chấp căng thẳng ở Biển Đông. 
Hộ chiếu “đường lưỡi bò” của Trung Quốc thổi bùng tranh cãi gay gắt ở Biển Đông thời gian qua.
Hộ chiếu “đường lưỡi bò” của Trung Quốc thổi bùng tranh cãi gay gắt ở Biển Đông thời gian qua.

Điển hình trong số này phải kể đến các hành vi ngang nhiên của Trung Quốc hòng từng bước độc chiếm Biển Đông như cho lưu hành hộ chiếu in chìm “đường lưỡi bò”, thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đẩy mạnh các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng tại Biển Đông và thường xuyên cử tàu tới vùng biển tranh chấp với các nước trong khu vực. Ngoài ra, Trung Quốc còn cho thành lập đơn vị quân đội đồn trú tại Tam Sa và phát hành bản đồ về “thực thể hành chính” phi pháp này. Tất cả các hành động của Trung Quốc đều vấp phải sự phản đối gay gắt của các nước trong và ngoài khu vực.
3. AMM 45 không ra được tuyên bố chung
Căng thẳng tại Biển Đông không chỉ làm nóng bầu không khí trên thực địa, mà còn phủ bóng lên các hội nghị của ASEAN trong năm 2012, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cũng như hình ảnh của Hiệp hội vốn nổi tiếng đoàn kết và tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc đồng thuận.
Ảnh hưởng rõ nét nhất là việc Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 45 (AMM-45) lần đầu tiên trong lịch sử không thể ra được tuyên bố chung, do bất đồng giữa các nước thành viên về phương thức giải quyết tranh chấp tại Biển Đông. Hộ chiếu “đường lưỡi bò” của Trung Quốc thổi bùng tranh cãi gay gắt ở Biển Đông thời gian qua.
Việc AMM-45 không ra được tuyên bố chung khiến nhiều nhà lãnh đạo khu vực nuối tiếc và mọi ánh mắt đổ dồn về nước chủ nhà Campuchia.
Không chỉ thế, tranh chấp tại Biển Đông còn gây ra những tác động nhất định tới các mối quan hệ đan chéo trong khu vực. Một số nước công khai trách cứ Campuchia - nước Chủ tịch ASEAN 2012 - về việc để xảy ra “sự cố AMM-45”. Theo lời một nhà phân tích kỳ cựu của Việt Nam, định chế ASEAN cần biết chấp nhận khác biệt tạm thời để nhìn rõ hơn điểm mạnh-yếu của khối, qua đó hiểu rõ hơn “xung đột tôi và chúng ta” trong nội bộ ASEAN, đồng thời tạo nền tảng định hướng hợp tác bền vững trong tương lai. Tuy sự cố AMM-45 đã làm chậm lại tiến trình đạt được Bộ quy tắc ứng cử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc, song đây sẽ là bài học cần thiết để ASEAN tiến những bước “chậm mà chắc” trong việc đi tới văn kiện mang tính ràng buộc cao ở Biển Đông.
4. Cải cách ở Myanmar
Myanmar đã trở thành điểm sáng trong bức tranh chính trị khu vực khi quốc gia Đông Nam Á này thực hiện thành công lộ trình cải cách dân chủ toàn diện trên cả ba trụ cột chính trị, kinh tế và xã hội.
Thủ lĩnh đối lập Aung San Suu Kyi (phải) nay đã là nghị sĩ và là “bạn” của Tổng thống U Thein Sein.
Thủ lĩnh đối lập Aung San Suu Kyi (phải) nay đã là nghị sĩ và là “bạn” của Tổng thống U Thein Sein.

Mỹ và phương Tây thậm chí quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận sau gần nửa thế kỷ áp đặt đối với Myanmar, đồng thời tiến hành các chuyến thăm cấp tập tới nền kinh tế được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đánh giá là có triển vọng lấy lại danh hiệu “Hòn ngọc châu Á” như trước đây.
5. Lào gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
Sau 15 năm đàm phán “việt dã” và nỗ lực sửa đổi chính sách, pháp luật phù hợp với yêu cầu của WTO, Lào, nước cuối cùng trong ASEAN, đã chính thức được nhận vào tổ chức thương mại lớn nhất thế giới.
Hộ chiếu “đường lưỡi bò” của Trung Quốc thổi bùng tranh cãi gay gắt ở Biển Đông thời gian qua.
Bộ trưởng Công Thương Lào Nam Viyaketh (trái) và Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy tại buổi lễ chấp nhận đơn đề nghị là thành viên của Lào.
Sự kiện này diễn ra sau nhiều năm kinh tế Lào đạt nhịp độ tăng trưởng trung bình hơn 6%/năm và có thể đạt 8% trong năm nay, mức cao nhất ở Đông Nam Á. Việc Lào trở thành thành viên của WTO không chỉ tạo cú hích lớn cho nền kinh tế, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, nâng cao sức cạnh tranh, mà còn thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước thành viên ASEAN và mở cửa thị trường giao thương ra các khu vực khác.
6. Cựu vương Campuchia từ trần
Ngày 15/10/2012, cựu Vương Campuchia Norodom Sihanouk đã qua đời tại Bắc Kinh, nơi ông đang điều trị bệnh. Đây là tổn thất lớn đối với đất nước Campuchia.
Campuchia đưa thi hài cựu Vương Norodom Sihanouk về nước an táng.
 Campuchia đưa thi hài cựu Vương Norodom Sihanouk về nước an táng.
Ông là người đấu tranh không mệt mỏi cho độc lập tự chủ của Vương quốc Campuchia, là một trong những người sáng lập Phong trào không liên kết và được bầu là người đứng đầu Nhà nước suốt đời của Campuchia. Ông được đánh giá là một chính trị gia tài ba, sắc sảo, biết cách gây bất ngờ cho những người xung quanh bằng sự hấp dẫn và tài trí của mình. Ngoài các hoạt động chính trị, ông còn viết các tác phẩm điện ảnh, làm thơ, sáng tác nhạc.
7. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm lại Cam Ranh sau gần nửa thế kỷ
Trong chuyến thăm Việt Nam 3 ngày (3-5/6), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã có chuyến thăm được giới chuyên gia quốc tế đánh giá là mang tính lịch sử tới cảng Cam Ranh của Việt Nam. Ông là quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới Cam Ranh kể từ sau chiến tranh Việt Nam.
Campuchia đưa thi hài cựu Vương Norodom Sihanouk về nước an táng.
Bộ trưởng Panetta nói chuyện với các thủy thủ ở mũi tàu USNS Richard E. Byrd. Cảnh nền phía sau là bờ vịnh Cam Ranh.

Người đứng đầu ngành quốc phòng Mỹ nhấn mạnh muốn khai thác, mở rộng, phát triển các mối quan hệ hợp tác với Việt Nam, đặc biệt trong vấn đề an ninh - an toàn hàng hải và thúc đẩy COC. Bộ trưởng Panetta khẳng định việc sử dụng các hải cảng của đối tác có ý nghĩa quan trọng giúp hải quân Mỹ di chuyển nhanh từ bờ Tây sang châu Á – Thái Bình Dương, nơi Mỹ đang thực hiện chiến lược xoay trục an ninh từ Tây sang Đông theo tỷ lệ 40/60.
8. Thái Lan, Campuchia rút khỏi biên giới tranh chấp
Tranh chấp lãnh thổ giữa Thái Lan và Campuchia quanh ngôi đền cổ 900 năm tuổi Preah Vihear ở biên giới chung đã được chính thức tháo ngòi nổ sau khi hai bên rút hết binh sĩ ra khỏi khu vực này theo phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế (IJC).
Quân đội Campuchia rút quân khỏi đền Preah Vihear, nơi cả hai nước đều tuyên bố có chủ quyền.
Quân đội Campuchia rút quân khỏi đền Preah Vihear, nơi cả hai nước đều tuyên bố có chủ quyền.
Đây được coi là bước tiến quan trọng nhằm cải thiện quan hệ giữa 2 nước. Quyết định rút quân được đưa ra sau cuộc gặp giữa Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra tại Siem Riep vào trung tuần tháng 7. Tại cuộc gặp, hai bên nhất trí sẽ bố trí lại các binh sĩ ở Khu phi quân sự tạm thời.
9. Khánh thành thủy điện lớn nhất Đông Nam Á
Thủy điện Sơn La, công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, đã được khánh thành ngày 23/12 sau 7 năm xây dựng trên địa bàn xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
Toàn cảnh công trình hủy điện Sơn La.
Toàn cảnh công trình hủy điện Sơn La.  
Thủy điện Sơn La có công suất lắp đặt 2.400 MW, gồm 6 tổ máy với tổng mức đầu tư 60 ngàn tỷ VNĐ. Sau khi đi vào hoạt động, công trình này hòa vào lưới điện quốc gia của Việt Nam với sản lượng điện trung bình mỗi năm 10,2 tỷ KWh, chống lũ về mua mưa, cung cấp nước về mua khô cho đồng bằng Bắc Bộ và góp phần phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Bắc.
10. Khởi động kết nối sàn giao dịch chứng khoán Đông Nam Á
Sau nhiều năm “thai nghén”, sàn giao dịch chứng khoán Đông Nam Á đã chính thức được kết nối trong năm 2012 với hoạt động giao dịch liên thông trên 4 thị trường Thái Lan, Singapore, Malaysia và Philippines. Bốn nước này nhất trí chọn hãng Sungard của Mỹ là nhà cung cấp giải pháp kết nối hệ thống cho 4 thị trường và nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, hệ thống sẽ có thêm kết nối của 2 sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và một của Indonesia trong năm 2013.
Toàn cảnh công trình hủy điện Sơn La.
Sàn chứng khoán ASEAN mới được thiết lập sẽ kết nối điện tử giữa 7 sàn giao dịch chứng khoán trong khu vực, trong đó có hai sàn giao dịch tại Việt Nam.

Theo tính toán, mức vốn hóa của 6 thị trường liên thông tại khu vực ASEAN sẽ đạt khoảng 2.400 tỷ USD, trở thành đối trọng với các thị trường chứng khoán lớn tại châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản… Đây cũng được xem là bước tiến quan trọng trong kế hoạch đưa 10 nước thành viên ASEAN thành một khối thương mại thống nhất với khả năng luân chuyển vốn tự do vào năm 2015.
Việt Giang

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

HỘI TRI ÂN CUỘC ĐỜI VIẾNG THÂN PHỤ HV TÚ-THỊNH & NGUYỄN ĐỨC BÌNH TẠI HUYỆN THANH-HÀ HẢI-DƯƠNG


CON CHÁU HỌ HÀNG TRƯỚC LINH VỊ CỤ NGUYỄN ĐỨC VỊNH



ĐẠI DIỆN HỘI TRI ÂN CUỘC ĐỜI THẮP HƯƠNG TRƯỚC LINH VỊ CỤ NGUYỄN ĐỨC VỊNH



ĐOÀN ĐẠI DIỆN HỘI TRI ÂN CUỘC ĐỜI




CHIA BUỒN CÙNG HỘI VIÊN NGUYỄN-THỊ-CẨM-TÚ




Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

VỀ NHÀ SẼ BIẾT TAY TÔI !


Không lời


 Chuyện vui đêm thứ 7 bằng hình, từ đây mới hiểu thế nào là chính trị, thứ chính trị không lời

 Ông về đây, rồi biết… tay tôi!

CHÚA



CHÚA

Người sinh ra gánh hết khổ cho đời
Sáng biểu tượng treo mình trên thánh giá
Người mắc tội làm Con-Người-Tốt-Qúa
Thành kẻ thù của kẻ-mất-nhân-tâm

Nhân loại mong người đừng về với cõi âm
Nên nhớ mãi Ngày Sinh Của Chúa
Mong Người lại tái sinh trong lều cỏ
Lại thợ mộc hành ngh gánh khổ cứu nhân dân ! 

Làng Hóp 25-12-2012   THANH DẠ

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

RAU LÀM THUỐC


Rau ngon thuốc lành

Rau không chỉ ăn ngon và mát, nếu biết sử dụng dược liệu trong rau thì chúng còn trở thành… “vệ sĩ” đánh lui các bệnh thông thường.

>> Sống thanh đạm, lòng có được nhẹ nhàng?
>> Anh Thư khoe dáng 'nuột' tuổi 30

 
Rau muống
Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam do GS Đỗ Tất Lợi biên soạn, rau muống chứa nhiều khoáng chất canxi, photpho, sắt. Các sinh tố có trong rau muống gồm: C, B1, B2, PP... Ngoài ra, trong rau muống còn có đạm (3,2%), đường (2,5%), xơ (1%). Với thành phần này, rau muống không hổ danh là “sâm” của người có thu nhập thấp. Ngoài công dụng làm rau ăn sống, rau muống còn được xào, nấu canh, luộc… hoặc được dùng để làm mất tác dụng phụ của các thuốc đã uống bằng cách rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống. Song, điều cần quan tâm rau muống phải là rau sạch nếu không sẽ ngộ độc kép!

Rau đắng
Rau đắng tính bình vì thế phù hợp với nhiều đối tượng. Trong dân gian, người ta dùng rau đắng để làm thuốc lợi tiểu, chữa đái buốt, sỏi thận. Ngày uống 12g rau đắng phơi hoặc sấy khô dưới dạng thuốc sắc chữa được bệnh tiểu tiện khó, đái buốt, đái ra sỏi…
Rau má
Là loại rau lành nhờ tính bình, không độc. Rau má được dùng để làm nước giải khát giúp giải nhiệt, giải độc cho cơ thể. Món nước càng công dụng hơn khi kết hợp với đậu xanh hấp chín, xay nhuyễn. Để chữa rôm sảy, nổi mụn, chỉ cần ăn rau má trộn dầu giấm, uống nước rau má mỗi ngày. Rau má luộc ăn chữa được bệnh đi tiêu lỏng.
Rau má được dùng để làm nước giải khát giúp giải nhiệt, giải độc cho cơ thể (Ảnh: Internet)
Rau ngải cứu
Món ăn thường làm với rau này là ngải cứu chiên trứng gà. Đây là món không những lợi khí huyết cho phụ nữ mà còn có công dụng hỗ trợ tiêu hóa. Người dân vùng núi các tỉnh phía Bắc nước ta dùng ngải cứu chưng cách thủy với hột vịt lộn và một số vị thuốc để bồi bổ cơ thể. Đông y dùng ngải cứu như vị thuốc điều kinh, an thai, chữa đau bụng do hàn, kinh nguyệt không đều, động thai. Khi dùng để làm thuốc điều kinh, cần dùng trước khi có kinh, uống mỗi ngày 6 - 12g hãm với nước sôi như hãm chè xanh, chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Rau tần dày lá
Rau có vị thơm nên thường được bà con đồng bằng sông Cửu Long dùng làm rau gia vị xắt nhỏ bỏ vào canh chua, ăn vừa thơm ngon vừa tốt cho sức khỏe. Rau tần còn được dùng làm nguyên liệu để chế thuốc trị ho cho trẻ em rất công hiệu. Nếu trong nhà có trồng cây này thì chỉ cần hái từ năm-bảy lá rửa sạch, ngâm nước muối sau đó nhai và ngậm cũng giảm ho.
Rau cải cúc
Món rau cải cúc được dùng để nhúng lẩu. Chỉ cần gắp rau “dạo một vòng” qua nồi nước dùng đang sôi là có món rau ngon ngọt để ăn. Rau cúc còn dùng để nấu canh với thịt nạc hoặc tôm tươi. Nhưng điều ít ai biết là khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi, biếng ăn, chỉ cần ăn rau cúc nhúng tái là thấy ngon miệng trở lại. Khi trẻ bị ho, dùng 6g lá cải cúc xắt nhuyễn bỏ vào chén, thêm chút đường trắng, khi cơm gần cạn thì cho vào hấp. Cho trẻ uống nước rau hấp này nhiều lần trong ngày sẽ dịu cơn ho. Tuy nhiên, trong trường hợp dùng cả ngày mà cơn ho không thuyên giảm, tiếng ho ngày càng có âm vang tức là đã nhiễm trùng, nên đưa đi bác sĩ để điều trị bằng kháng sinh.
Diếp cá
Thường xuất hiện chung với húng quế, húng lủi, rau răm, tía tô, xà lách. Các loại rau này thường được dùng để cuốn trong các món: bò bía, gỏi cuốn, bì cuốn, bánh xèo, bánh căng… hoặc dùng để xắt nhuyễn trong các món bún thịt nướng, bún chả… Các loại rau này có chứa tinh dầu nên có vị thơm làm dậy mùi món ăn, vừa có công dụng hỗ trợ tiêu hóa, giải cảm. Riêng diếp cá được dân gian dùng để trị bệnh trĩ rất hiệu nghiệm. Có hai cách, cách một sắc từ 6 - 12g lấy nước uống và xông hơi tại chỗ bị trĩ. Cách hai, dùng diếp cá nhiều hơn bình thường một chút và dùng thường xuyên khiến cho trĩ không thể “ló mặt” nhìn đời!

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

GIỖ MẸ TÔI

HẰNG & VÀ NÚI-NGUYỆT
NÚI &HẰNG - BẠN ĐỒNG MÔN Y KHOA THÁI BÌNH
CON TRAI  ÚT & CHÁU TRAI  ÚT CỦA BÀ




BÁC NGUYỄN HỌC NGHI THẮP HƯƠNG
  

Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

THỦY ĐIỆN SƠN LA - BẢN HÙNG CA


Thủy điện Sơn La - Bản hùng ca sông Đà

6:25 AM, 22/12/2012
(Chinhphu.vn) - Khánh thành Nhà máy Thủy điện Sơn La không chỉ là sự kiện đánh dấu sự ra đời của một công trình điện lực lớn nhất nước, nguồn bổ sung vô cùng quan trọng vào sản lượng điện quốc gia mà còn là một tượng đài về ý chí của cán bộ, công nhân ngành Điện, của đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
 
 
Hồ thủy điện Sơn La. Ảnh: VGP/Minh Huệ
 
Cuộc chế ngự Đà giang
 
Xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La, bậc hai trong hệ thống thủy điện trên sông Đà là ước mơ cháy bỏng của cán bộ, công nhân ngành Điện từ mấy chục năm nay. Đã lên Sơn La một lần, ai cũng nhớ hình ảnh dòng sông Đà hung dữ chảy giữa hai triền núi đá vôi hiểm trở. Làm thủy điện ở Sơn La là sự lựa chọn lý tưởng vì có dòng sông Đà trữ năng lớn nhất nước ấy, vừa ít tốn công xây đập, tiết kiệm đất nông nghiệp, tạo được hồ chứa nước chừng 9,5 tỷ m3 nước, rồi giao thông đường thủy, môi trường du lịch...
Hàng nghìn năm qua, tuy dòng sông Đà chảy qua nhưng nước sông Đà chỉ cuồn cuộn về xuôi, không giúp gì cho vùng rừng núi Tây Bắc này. Không có nước, rừng bị chặt phá, đất đai dần khô cằn, đá ong hóa giữa trời nắng lửa, biết bao thế hệ đồng bào thiểu số vì thế mà đói rách. Có đi trên những nẻo đường Tây Bắc vào những ngày hè nắng chang chang hay mùa khô rét buốt mới thấy hết sự khắc nghiệt của khí hậu nơi này, chủ yếu do thiếu nước. Những đồi sỏi gan gà khô tím,  đến cỏ không mọc được, trùng điệp hai bên đường…
Có thủy điện Sơn La, dòng nước sông Đà sẽ bị ngăn lại, cảnh mùa mưa phải xả hàng nghìn m3 nước phí hoài, mùa khô đỏ mắt chờ mưa thượng nguồn sẽ rất hiếm khi xảy ra. Có thể nói, đây là công trình thủy điện trọng điểm của trọng điểm, có tác dụng không chỉ đối với ngành Điện mà còn với nhiều lĩnh vực khác của miền Tây Bắc.
Nhưng xây dựng thủy điện Sơn La cũng có những khó khăn rất lớn. Trước hết là vốn. Riêng công trình chính, để có được hồ chứa nước rộng 224 km2, sản xuất hằng năm hơn 10 tỷ KWh điện với công suất lắp máy 2.400 MW, Nhà nước đã phải  chi tới hơn 60. 476,9 tỷ đồng. Nhưng không chỉ vậy, thủy điện Sơn La còn xây dựng  4 đường dây 500KV để chuyể tải điện lên lưới quốc gia; còn phải làm mới hàng trăm km đường giao thông tránh lòng hồ; còn làm ngập  23.300 héc ta đất; còn  phải di chuyển gần 20.000 hộ bà con các dân tộc thuộc 3 tỉnh đến nơi tái định cư… Có được số tiền lớn như vậy trong hoàn cảnh đất nước còn nghèo quả không hề đơn giản. Thứ hai, nhà máy được xây dựng trên một nền địa chất thường xảy ra động đất của Việt Nam. Vì vậy, việc bảo đảm an toàn cho Thủ đô và cả vùng đồng bằng phía hạ lưu là vô cùng quan trọng. Từ chiều cao đập, chiều rộng hồ đến việc có nên xây nhà máy hay không  trên vùng đất ấy đều được đặt lên bàn Chính phủ, Quốc hội cân nhắc nhiều lần. Thứ 3, đây là công trình lớn đầu do ta tự làm từ khâu đầu đến khâu cuối. Biết bao bỡ ngỡ, bao ngần ngại, rồi có cả ý kiến ngăn trở…
Nhưng nhà máy đã hoàn thành và hoàn thành trước thời hạn 3 năm so với lời hứa trước Quốc hội, một kỳ tích ngoài sức tưởng tượng của nhiều người. Có được kỳ tích ấy là thành quả của ý chí Việt Nam, ý chí người thợ xây dựng điện Việt Nam, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, không tiếc mồ hội công sức vì dòng điện của tổ quốc. Và không chỉ sức chịu đựng gian khổ của hàng chục nghìn lượt người suốt 6 năm trời mưa dầm nắng lửa mà còn là sự chiến thắng của trí tuệ Việt Nam hiện đại, trí tuệ Việt Nam trong xây dựng hòa bình.

Làng bản tái định cư. Ảnh:VGP/Minh Huệ








Dịp đầu xuân năm nay, ông Thái Phụng Nê, Đặc phái viên của Thủ tướng cho rằng, để có thắng lợi này, có nhiều nguyên nhân nhưng có 6 nguyên nhân nổi bật, trong đó đầu tiên phải kể đến sự thông minh, dám nghĩ dám làm  của khâu thiết kế kỹ thuật (TKKT) trong đó nổi bật là các sáng kiến chia nhỏ việc TKKT thành nhiều giai đoạn để thi công ngay, không cần chờ đến bản TKKT tổng thể  được phê duyệt; thay đổi thiết kế đập; dùng phụ gia là tro bay Nhà máy điện Phả Lại sau khi đã lọc bớt than để hạ giá thành, đẩy nhanh tiến độ công trình; thay đổi từ 8 tổ máy xuống còn 6 tổ máy có công suất cao hơn…
Ông Nê cũng cho rằng để công trình hoàn thành trước kế hoạch, còn phụ thuộc vào kinh nghiệm xông pha trận mạc và tinh thần lao động hăng say của công nhân các nhà thầu, chủ yếu là các đơn vị đã xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình; sự tham gia tích cực của Bộ GTVT trong việc làm đường, cầu tránh ngập và hệ thống giao thông phục vụ công trình; việc bảo đảm cung cấp vốn đúng tiến độ và cuối cùng nhưng không thể không nhắc đến  việc các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu đã hợp tác tích cực trong việc di dân khỏi lòng hồ, tổ chức tái định cư cho bà con với rất nhiều cố gắng và sáng kiến…
Tất cả những sáng kiến, cố gắng ấy cuối cùng đều qui tụ ở một thành quả chói ngời những thập niên đầu của thế kỷ 21. Có thể trong thế kỷ này còn nhiều công trình tầm vóc nữa, nhưng nhà máy thủy điện Sơn La là công trình lớn nhất trong hệ thống thủy điện ở nước ta. Là sự chứng minh hùng hồn của lòng yêu nước hiện rõ qua bàn tay và khối óc của người lao động.
Sẽ là thiếu sót nếu không kể ở đây một “dự án thành phần” cực lớn: đó là việc di dời gần 100.000 người dân và ổn định nơi ở mới cho họ, lấy đất làm hồ thủy điện, một dự án do 3 tỉnh miền núi Sơn La, Lai Châu, Điện Biên đảm nhiệm.
Nói dự án thành phần là nói từ góc độ quản lý xây dựng, góc độ vốn nhưng vớinhững người xây dựng thủy điện Sơn La thì việc di dời gần 20.000 hộ với gần trăm nghìn người chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số Thái, Mông, Kháng, Dao, Xing Mun, La Hủ… và tái định cư cho họ theo nguyên tắc “nơi ở mới phải tốt hơn nơi ở cũ” là dự án lớn của trái tim, dự án thử thách tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, một công việc mang tính nhân văn lớn lao nhưng cũng vô cùng  gian khổ và phức tạp. Nó thể hiện sự tôn trọng quyền sống của con người, bất kỳ họ thuộc dân tộc nào, bất kỳ họ sống ở đâu trên đất nước Việt Nam, họ đều có quyền được nhà nước chăm sóc cả về vật chất và tinh thần.
Tôi đã chứng kiến cuộc di dân nhường chỗ cho Thủy điện Sơn La, không chỉ lần này mà cách đây đã mấy năm. Để bảo đảm tiến độ tích nước, 3 tỉnh phải di dời 20.000 hộ. Tỉnh Sơn La bố trí 62.000 khẩu vào các vùng tái định cư huyện Quỳnh Nhai, Mường La, Thuận Châu, Mộc Châu, Mai Sơn, Yên Châu, Sông Mã, Bắc Yên. Tỉnh Lai Châu có khả năng bố trí 20.000 khẩu, số khẩu cần định cư của hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên trong khi tỉnh cũng phải di dời cả thị xã Mường Lay (tỉnh lỵ tỉnh Lai Châu) để nhường đất cho lòng hồ thủy điện Lai Châu, sau khi thủy điện Sơn La chọn phương án cao trình đập thấp. Tỉnh Điện Biên phải di chuyển 3.840 hộ trong đó có một bộ phận chuyển đến tỉnh Lai Châu.
Để thực hiện kế hoạch này, từ đầu 2004, các tỉnh trên ngày nào cũng khẩn trương như trong một trận đánh lớn, nhưng trận đánh này không có khói lửa, không có tiếng súng mà là vốn,  khảo sát và xây dựng địa điểm định cư, giúp bà con thu dọn nhà cửa, mồ mả cha ông, rời nhà đến nơi ở mới.
Trong hình dung đầu tiên, nơi định cư phải đẹp hơn, tốt hơn nơi cũ nghĩa là sẽ có phố, nhà ở khang trang, vườn 400 mét mỗi nhà, các công trình hạ tầng như điện, đường, trường, trạm đầy đủ và với hình dung ấy, khu định cư mẫu Tân Lập mọc lên… Thế rồi, đến nơi mới, tuy đẹp mắt hơn nhưng làm ăn khó hơn, phải trông vào lương thực trợ cấp trong khi nhiều thứ còn dùng được ở nơi cũ phải vứt đi hoặc bán đổ bán tháo vì thế nhiều người không muốn đến hoặc đến nơi mới lại quay về…
Tiến độ di dân chậm lại. Di dân chậm lại thì không thể tích nước lòng hồ được. Không tích nước được thì dù tiến độ xây dựng đập có nhanh đến đâu cũng vô ích. Từ thực tế đó, lãnh đạo các tỉnh xin ý kiến cấp trên, thay đổi hẳn cách thức định cư. Đó là Nhà nước chỉ cấp tiền đền bù, cấp lương thực còn để bà con tự di chuyển nhà cửa, chuồng trại, đồ dùng trong nhà… đến nơi ở mới. Chủ trương này không những tiết kiệm được nhiều tiền của mà còn đẩy nhanh tiến độ giải phóng lòng hồ trước 2 năm, làm lợi cho nhà nước hàng trăm triệu đô la vì công trình vào phát điện sớm…
Giờ đây, hàng vạn con người tình nguyện rời bỏ mồ mả cha ông, rời bỏ đất vườn, đất ruộng mồ hôi nước mắt, rời bỏ quê hương chôn nhau cắt rốn để lên rừng lên núi, nhường đất cho thủy điện. Đó là một tráng ca của lòng yêu nước thời hòa bình xây dựng.


Nương chè trên quê mới. Ảnh: VGP/Minh Huệ
Ngày mai hy vọng

Ngồi trên ca nô đi trên lòng hồ, bên cạnh tôi là ông Cầm Bôi, một già làng trên đất Quỳnh Nhai. Trời xanh, nước biếc, tiếng ca nô chạy đều đều, mọi người đang say sưa ngắm những triền núi xanh, giờ đã thành đảo giữa lòng hồ. Chợt ông Bôi lay nhẹ vai tôi, nói khẽ : “Dưới kia là bản của mình đó”. Tôi nhìn theo tay ông chỉ, chỉ thấy nước, nước sâu thăm thẳm mấy chục mét. Nhưng với ông Bôi, không chỉ là nước, dưới biển nước đó là làng bản, là tuổi thơ, là tâm hồn, là tất cả những gì từng gắn bó với cuộc đời ông. Nó vẫn nguyên vẹn, vẫn ngày đêm tha thiết kêu gọi.
Tôi đã đến bản Quỳnh Mai, một bản định cư ghép từ tên của hai huyện. Đầu làng mới, vẫn là cây muỗm khổng lồ, một đặc sản của Sơn La. Trong làng, xe ủi đang làm nền đường để trải nhựa. Không có cảnh nhà ở thẳng tắp và giống hệt nhau nhưng cuộc sống ở bản đã sung túc, vui mắt. Nhà nào cũng có truyền hình, có xe máy. Đầu bản có nhà bưu điện xã, dịch vụ internet, bãi vui chơi công cộng. Mỗi ô trên nhà sàn, nơi dành riêng cho các cặp vợ chồng đều có chăn đệm mới sắm. Hỏi việc làm ăn, không phải đã suôn sẻ nhưng về tương lai, có thể hi vọng. Nơi định cư không có nhiều đất, ruộng nước cũng ít do thiếu nước. Nhưng sau khi nước dâng, huyện sẽ đầu tư tiền, cùng tiền bà con đóng góp để làm hồ thủy lợi, sức chứa chừng hơn triệu khối nước. Có hồ nước, lúa một vụ sẽ thành hai vụ, diện tích ruộng nước cũng tăng gấp đôi…
Giờ đây, đi vào nhà máy, bơi thuyền trên hồ nước, nhớ lại Quỳnh Mai, thấy tràn ngập niềm tin vào một Tây Bắc giàu có, hấp dẫn sau khi nhà máy đi vào hoạt động. Những quả núi lớn bị bạt từng mảng, những con đường đầy bụi sẽ xanh tươi cây cỏ. Lòng hồ trong xanh sẽ là một địa chỉ du lịch, một vựa cá lớn trong đó có giống cá tầm nhập nội anh Nam- giám đốc nhà máy đang nuôi thí nghiệm...
Sẽ là bát ngát đồi núi xanh tươi, nhờ có nước, có hơi nước điều hòa của lòng hồ làm sống lại những thực vật, động vật quý hiếm bao đời nay. Sẽ là những làng bản tái định cư giàu đẹp của bà con hàng chục dân tộc anh em bên hồ nước. Những viễn cảnh ấy mới bắt đầu, nhưng chắc chắn sẽ thành hiện thực ./.

Ghi chép của Vũ Duy Thông