Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ TRONG TẾT...

Những điều kiêng kị trong Tết của người miền Bắc

Bạn có biết những phong tục tập quán, những kiêng kỵ của người miền Bắc trong ngày Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc Việt Nam không? Những điều kiêng kị ấy là:
kiêng kị của người miền Bắc 1
Người miền Bắc có nhiều điều kiêng kị trong dịp năm mới. Ảnh minh hoạ
Kiêng đổ rác
Trước Tết, nhà nào cũng quét dọn sạch sẽ nhà cửa để trong ba ngày đầu tiên của năm mới, cây chổi quét nhà không được động đến. Theo quan niệm, quét nhà là quét hết vận đỏ và lộc năm mới đi. Vì thế sẽ không ai quét nhà vào 3 ngày đầu năm.
Tục kiêng đổ rác xuất phát từ câu chuyện trong Sưu thần ký. Chuyện kể rằng, có một người lái buôn đi qua hồ Thanh Thảo được Thủy thần tặng nàng hầu tên là Như Nguyệt. Ông trở nên giàu có, tiền bạc đầy nhà. Năm ấy, vào ngày mồng Một Tết, Như Nguyệt mắc lỗi nhỏ, bị ông chủ đánh đập nên biến vào đống rác. Người lái buôn không biết, mang rác đổ đi. Từ đấy, ông lại nghèo như xưa.
Rắc vôi bột ở 4 góc vườn
Ở nông thôn, nhà nào cũng rắc vôi bột ở 4 góc vườn rồi vẽ hướng ra phía cổng để xua đuổi ma quỷ. Vì thế, dân gian có câu: “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Đầu năm bạn mua muối tặng cho mọi người cũng chính là lời chúc năm mới làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn.
Treo những bức tranh may mắn
Kiêng không treo những tranh không hay như đánh ghen, kiện tụng... mà phải tìm bằng được tranh lợn, gà, cậu bé. Những bức tranh của làng tranh Đông Hồ, Hàng Trống mang ý nghĩa tốt đẹp, may mắn.
Không cho lửa
Ngày mùng Một Tết, đừng đến xin lửa nhà người khác vì lửa đỏ là may mắn. Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng Một Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may. Tương tự như vậy, tránh xin nước những ngày này.
Kiêng cho nước đầu năm
Cũng như lửa, nước được ví như “nguồn tài lộc” trong câu chúc “tiền vô như nước,” nếu cho nước thì coi như … mất lộc. Thường thì trước khi bước sang năm mới ở nông thôn nhà nào cũng lo đổ đầy nước vào bể, vào chum hoặc vại. Từ trong tâm thức người ta tin rằng năm mới đến sẽ đem theo của cải nhiều như nước.
Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi
Dân gian có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” với rất nhiều cách giải thích khác nhau. Đầu tiên, việc mua muối được xem là mua cái sự mặn mà về nhà cho cả năm. Còn vôi cũng có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, thể hiện qua 3 cách dùng: Xây nhà xây cửa, ăn trầu và rải 4 góc nhà đuổi tà ma. Cũng có một cách giải thích khác cho rằng cuối năm phải mua vôi để tiếp vôi cho ông bình vôi.
Chọn người xông nhà
Xuất phát từ phong tục xông nhà, xông đất đầu năm, người đầu tiên bước vào nhà ai trong ngày mùng 1 tết chính là người quyết định đem lại sự may mắn hoặc xui xẻo cho gia đình ấy trong cả năm.
Vì vậy, những người “nặng vía”, không hợp tuổi với gia chủ đừng nên đến xông nhà ngày đầu năm. Người có tang không nên xông đất nhà người khác để tránh xui xẻo.
kiêng kị ngày Tết 2
Người miền Bắc quan niệm rằng những điều kiêng kỵ trong dịp năm mới sẽ giúp họ tránh được những điều đen đuổi trong cả năm đó. Ảnh minh hoạ
Kỵ vay mượn, trả nợ ngày đầu năm
Điều kiêng kỵ này xuất phát từ quan niệm ngày đầu xuân con người mở cửa để đón lộc vào nhà, còn nếu cho mượn hoặc trả giống như “dâng” tài lộc vào tay khác.
Vì thế, trong gia đình, ông bà, cha mẹ thường răn dạy con cháu trong dịp Tết không nên vay tiền hay mượn đồ đạc của người khác, để tránh cho cả năm sẽ rơi vào cảnh túng thiếu, nợ nần, không may mắn trong công việc, làm ăn.
Một số món ăn cũng cần... kiêng
Kiêng ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt… Nếu ăn những thứ này vào dịp đầu năm hay đầu tháng sẽ xúi quẩy
Kiêng làm vỡ các đồ vật
Ông bà ta quan niệm, từ “vỡ”, “bể” là những từ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa, đó có thể là vật dụng trong nhà hoặc thậm chí là các mối quan hệ trong gia đình và xã hội. Do đó, người già thường khuyên con cháu trong những ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén.
Người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa
Kiêng ra đường vào ngày xấu: Theo quan niệm của ông cha ta thì ngày mồng 5 tháng giêng Âm lịch là ngày nguyệt kỵ “Mùng năm, mười bốn, hăm ba/ Đi chơi còn thiệt nữa là đi buôn”, người Việt thường tin rằng ngày này không thích hợp cho xuất hành hay các cuộc du xuân.
kiêng kỵ ngày tết 3
Và giúp gia đình có một năm may mắn. Ảnh minh hoạ

Kiêng mặc quần áo màu trắng, đen 
Theo quan niệm của người xưa, màu trắng và đen là màu của tang lễ, chết chóc, vì vậy những ngày đầu năm thì phải mặc trang phục với những màu sắc sặc sỡ như: Màu hồng, đỏ, vàng, xanh… để tạo nên sự hưng phấn và vui vẻ.
Kỵ mai táng
Ngày Tết Nguyên đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hòa chung với niềm vui toàn dân tộc. Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà nào có đại tang kiêng đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh.
Ông bà xưa vẫn nói "Có thờ có thiêng - Có kiêng có lành", Tết bắt đầu cho năm mới nên những điều kiêng kỵ đều cần phải tránh phạm phải trong những ngày Tết để cả năm được thuận buồm xuôi gió.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét