Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

TÌM HIỂU KIẾN THỨC CÂU ĐỐI



CÂU ĐỐI
Câu đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau nhằm biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Nên lưu ý là từ đối () ở đây có nghĩa là ngang nhau, hợp nhau thành một đôi. Câu đối là một trong những thể loại của Văn học Trung QuốcViệt Nam.
1. Nguồn gốc

Câu đối có nguồn gốc từ người Trung Quốc. Người Trung Quốc gọi câu đối là đối liên (對聯) nhưng tên gọi xưa của nó là đào phù (桃符).
Câu đối được xem là tinh hoa của văn hóa chữ Hán, người Trung Quốc quan niệm: "nếu thơ văn là tinh hoa của chữ nghĩa thì câu đối là tinh hoa của tinh hoa"
Đối liên
có lịch sử ra đời cách đây khoảng 3000 năm, nhưng theo Tống sử Thục thế gia (宋史蜀世家), câu đối đầu tiên được ghi lại do chính chúa nhà Hậu Thục (934-965) là Mạnh Sưởng viết trên tấm gỗ đào vào năm 959
Nguyên bản:
新年納餘慶

嘉節號長春

Phiên âm:
Tân niên nạp dư khánh
Gia tiết hiệu trường xuân

Dịch thơ:
Năm mới thừa chuyện vui
Tiết đẹp xuân còn mãi
2. Những nguyên tắc của câu đối

Khi viết câu đối, nếu chọn được câu chữ tuân theo nguyên tắc sau thì đôi câu đối được gọi là chỉnh đối hay đối cân.
a). Đối ý và đối chữ

Đối ý: hai ý đối phải cân nhau mà đặt thành 2 câu sóng nhau.
Đối chữ: phải xét 2 phương diện thanh và loại.
- Về thanh: thanh bằng đối với thanh trắc và ngược lại.
- Về loại: thực tự (hay chữ nặng như: trời, đất, cây...) phải đối với thực tự; hư tự (chữ nhẹ như: thì, mà, vậy, ru...) phải đối với hư tự; danh từ phải đối với danh từ, động từ phải đối với động từ; nếu vế đối này có đặt chữ Nho thì vế kia cũng phải đặt chữ Nho...
b). Vế câu đối

Một đôi câu đối gồm hai câu đi song nhau, mỗi câu là một vế. Nếu câu ấy từ một người sáng tác gọi là vế trênvế dưới. Nếu một người nghĩ ra một vế để người khác làm vế kia thì gọi là vế ravế đối.
Khi một câu đối do một người làm ra cả hai vế, thì chữ cuối, vế trên, câu bên phải (khi treo) là thanh trắc; còn chữ cuối, vế dưới, câu bên trái là thanh bằng.
c). Số chữ và các thể câu đối

Số chữ trong câu đối không nhất định, theo số chữ và cách đặt câu có thể chia câu đối ra làm các thể sau:
Câu tiểu đối: là những câu 4 chữ trở xuống.
Câu đối thơ: là những câu làm theo lối đặt câu của thể thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn.
Câu đối phú: là những câu làm theo các lối đặt câu của thể phú, gồm có:
- Lối câu song quan: là những câu 6 đến 9 chữ, đặt thành một đoạn liền
- Lối câu cách cú: là những câu mà mỗi vế chia làm 2 đoạn, một đoạn ngắn, một đoạn dài
- Lối câu gối hạc hay hạc tất: là những câu mỗi vế có 3 đoạn trở lên.
d). Luật bằng trắc

Câu tiểu đối:
- Vế phải: trắc-trắc-trắc

- Vế trái: bằng-bằng-bằng

Câu đối thơ: phải theo đúng luật bằng trắc của hai câu thựccâu luận trong lối thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn.
Câu đối phú: Chữ cuối mỗi vế và chữ cuối mỗi đoạn phải bằng đối với trắc hoặc trắc đối với bằng. Khi mỗi vế đối có từ 2 đoạn trở lên thì nếu chữ cuối vế là trắc, các chữ cuối các đoạn trên phải là bằng và ngược lại. Nếu đoạn đầu hoặc đoạn dưới có đúng 7 chữ thì đoạn ấy thường theo luật thơ thất ngôn.
3. Phân loại câu đối

A - Câu đối Trung Quốc

Người Trung Quốc phân loại câu đối theo cách dùng và đặc điểm nghệ thuật:
a). Phân loại theo cách dùng

- Xuân liên
(春聯): Câu đối xuân, chuyên dùng vào dịp Tết, gắn ở cửa.
- Doanh liên
(楹聯): Câu đối treo ở cột trụ, dùng trong nhà, cơ quan, cung điện của vua và những nơi cổ kính.
- Hạ liên
(): Câu đối chúc mừng, thường được dùng để chúc thọ, chúc sinh nhật, hôn giá, thăng quan tiến chức, có con, khai nghiệp v.v.
- Vãn liên
(挽聯): Câu đối than vãn, dùng trong lúc ai điệu tử vong.
- Tặng liên
(贈聯): Dùng để tán thán, đề cao hoặc khuyến khích người khác
- Trung đường liên
(中堂聯): Câu đối dùng để treo ở những khách đường lớn, chỗ nhiều người lưu ý, và được phối hợp với bút hoạch (thư pháp).
b) Phân loại theo đặc điểm nghệ thuật
- Điệp tự liên (疊字聯): Một chữ xuất hiện liên tục.
- Phức tự liên
(複字聯): Hai vế có chữ giống nhau nhưng không xuất hiện một cách trùng phức liên tục.
- Đỉnh châm liên
(頂針聯): Chữ nằm phần đuôi của câu đầu lại là chữ đầu của câu sau.
- Khảm tự liên
(嵌字聯): Bao gồm số, phương vị, tiết khí, niên hiệu, họ người, nhân danh, địa danh, vật danh (ví như tên thuốc) v.v.
- Xích (sách) tự liên
(拆字聯): Mỗi hợp thể tự bên trong câu đối tách thành bao nhiêu chữ đơn thể, có người phân ra tinh tế hơn nữa là mở chữ ra (xích tự 拆字), hợp chữ lại (hợp tự 合字), tách chữ ra (tích tự 析字) v.v.
- Âm vận liên
(音韻聯): Bao gồm đồng âm dị tự, đồng tự dị âm cùng với điệp vận.
- Hài thú liên
(諧趣聯): Hàm dung ý nghĩa khôi hài, ẩn kín.
- Vô tình đối
(無情對): Ý nghĩa trên dưới không tương quan một mảy may nào, chỉ chỉnh những chữ, từ. Phần lớn Vô tình đối này ít thấy ý vị, hoàn toàn có thể quy nhập vào Hài thú liên bên trên.
- Hồi văn liên
(回文聯): Đọc xuôi (thuận độc 順讀) hay đọc ngược (đảo độc 倒讀) ý tứ hoàn toàn như nhau.
B- Câu đối Việt Nam

Câu đối Việt Nam được Dương Quảng Hàm phân loại theo ý nghĩa, gồm các loại sau:
- Câu đối mừng
: làm để tặng người khác trong những dịp vui mừng như: mừng thọ, mừng thi đỗ, mừng đám cưới, mừng nhà mới...
Nhất cận thị, nhị cận giang, thử địa khả phong giai tị ốc.

Sống ở làng, sang ở nước, mừng ông nay lại vểnh râu tôm

(Nguyễn Khuyến, viết mừng một chánh tổng trước bị cách chức, sau được phục sự và làm nhà mới.)
- Câu đối phúng
: làm để viếng người chết.
Nhà chỉn nghèo thay, nhờ được bà hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn váy quai cồng,
tất tưởi chân nam đá chân chiêu, ví tớ đỡ đần trong mọi việcBà đi đâu vợi mấy, để cho lão vất vơ vất vưởng, búi tóc củ hành, buông quần lá toạ, gật gù tay đũa chạm tay chén, cùng ai kể lể chuyện trăm năm.
(Nguyễn Khuyến: câu đối khóc vợ)
- Câu đối Tết
: làm để dán nhà, cửa, đền, chùa...về dịp Tết Nguyên Đán.
Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa.

Sáng mồng một, rượu say tuý luý, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà.

(Nguyễn Công Trứ, câu đối làm vào dịp tết lúc còn hàn vi.)
Tết đến không tiền vui chi Tết / Xuân về kết gạo đón chi Xuân.

(Tác giả, câu đối làm vào dịp tết lúc còn hàn vi.)
- Câu đối thờ
: là những câu tán tụng công đức tổ tiên hoặc thần thánh làm để dán hoặc treo những chỗ thờ.
Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ.

Nhân ư bách hạnh hiếu vi tiên.

(Dịch nghĩa: Năm có bốn mùa, mở đầu bằng mùa xuân. Người ta có trăm tính nhưng tính hiếu thảo là cần trước hết) hoặc:
Mở rộng phương Tiên, công tế thế cao bằng Thái lĩnh

Sống nhờ của Phật, ơn cứu người rộng tựa Cẩm Giang

(Câu đối thờ Tuệ Tĩnh ở đền Bia)
Tùng thanh, trúc thanh, chung khánh thanh, thanh thanh tự tại.

Sơn sắc, thủy sắc, yên hà sắc, sắc sắc giai không.

(Câu đối khắc ở chùa Diệu Đức, Huế).
- Câu đối tự thuật
: là những câu kể ý chí, sự nghiệp của mình và thường dán ở những chỗ ngồi chơi.
Chị em ơi! ba mươi sáu tuổi rồi, khắp đông, tây, nam, bắc bốn phương trời, đâu cũng lừng danh công tử xác.

Trời đất nhẻ! gắng một phen này nữa, xếp cung, kiếm, cầm, thư vào một gánh, làm cho nổi tiếng trượng phu kềnh

(Nguyễn Công Trứ, câu đối tự thuật)
- Câu đối đề tặng
: là những câu đối làm ra để đề vào chỗ nào đó hoặc tặng cho người khác.
Nếp giầu quen thói kình khơi, con cháu nương nhờ vì ấm

Việc nước ra tay chuyên bát, bắc nam đâu đấy lại hàng

(Lê Thánh Tông, câu đối đề ở một hàng bán giầu (trầu) nước)
- Câu đối tức cảnh
: là những câu tả ngay cảnh trước mắt.
Giơ tay với thử trời cao thấp

Xoạc cẳng đo xem đất ngắn dài

(Hồ Xuân Hương, vịnh cảnh trượt chân, ngã xoạc cẳng)
- Câu đối chiết tự

(chiết: bẻ gãy, phân tách; tự: chữ): là những câu do sự tách chữ Hán hoặc chữ Nôm ra từng nét hoặc từng phần mà đặt thành câu.
Tự
() là chữ, cất giằng đầu, chữ tử () là con, con ai con nấy?
Vu
() là chưng, bỏ ngang lưng, chữ đinh () là đứa, đứa nào đứa này?
- Câu đối trào phúng
: là những câu làm để chế diễu, châm chích một người nào đó.
Cung kiếm ra tay, thiên hạ đổ dồn hai mắt lại.

Rồng mây gặp hội, anh hùng chỉ có một ngươi thôi

(Câu đối tặng một người chột mắt mới đỗ khoa thi võ)
- Câu đối tập cú
: là những câu lấy chữ sẵn ở trong sách hoặc ở tục ngữ, ca dao.
Gái có chồng như rồng có vây, gái không chồng như cối xay không ngõng.

Con có cha như nhà có nóc, con không cha như nòng nọc đứt đuôi.

- Câu đối thách (đối hay đố)
: người ta còn nghĩ ra những câu đối oái ăm, cầu kỳ rồi người ta tự đối lấy hoặc thách người khác đối. Lối đối này thường sử dụng nghệ thuật chơi chữ, đồng âm dị nghĩa...
Con cóc leo cây vọng cách, nó rơi xuống cọc, nó cạch đến già

Con công đi qua chùa kênh, nó nghe tiếng cồngkềnh cổ lại

(Câu đối có bốn chữ : cóc cách cọc cạch đối với bốn chữ công kênh cồng kềnh)
Có những vế câu đối rất khó đối như:
Cha con thầy thuốc về quê, gánh một gánh hồi hương, phụ tử.

Vế này khó đối vì hồi hương (cũng có nghĩa "về quê") và phụ tử (cũng có nghĩa "cha con") đồng thời lại là tên gọi các vị thuốc.
Vào vụ đông thôn Nam bón phân bắc trồng khoai tây, Sang xuân hạ quyết tâm thu hàng tấn củ.

Vế này cũng khó đối vì đông, tây, nam, bắc (chỉ hướng địa lý) và xuân, hạ, thu, đông (chỉ các mùa ở Việt Nam)
Da trắng vỗ bì bạch

Vế đối này của Đoàn Thị Điểm, hiện nay, có khá nhiều người đối nhưng chưa chỉnh, câu đối đã được đăng ở quyển Thế giới mới được coi là tạm ổn nhất. Câu này là "Tay sơ sờ tí ti" có thể coi là được chăng,câu này có trong "Thế giới mới" Tí cũng là tay, tí ti là một chút xíu, cũng là một từ láy âm tay sơ là tay còn trong sạch, nguyên vẹn. Xin đóng góp thêm một câu đối về câu: "da trắng vỗ bì bạch" "rừng sâu mưa lâm thâm" hay "trời xanh màu thiên thanh" Hiện nay có một câu đối mới đó là: 'con thầy bắt sư tử" do một học sinh cấp 3 vừa tìm ra. Xem ra câu này chuẩn hơn những câu hiện có.
Người viết xin đưa ra 1 vế đối : "Sáng sớm mùa đông, qua cửa phía đông, đến chợ người đông, mua cục thịt đông"
Phong Lưu sưu tầm và biên soạn lại    (Bài này Thanh Dạ copy từ vnthidan.net để xóm ta tham khảo)


Kiến Thức - Thời: Cặp Câu Đối Dài Nhất Việt Nam

CDT viết "
Cặp câu đối  dài nhất Việt Nam, Phi thường - kỳ   quặc, chuyện lạ,kỷ lục,câu đối,việt  nam,thư pháp,dài,k�ch thước,chiều  dài
Cặp đối gồm 2 câu, mỗi câu 50 chữ do 50 nhà thư pháp viết trên lụa vàng nghệ, hai đầu may lụa nâu, dài 54m, rộng 1,2m mỗi câu, trên dưới có trục gỗ tròn đường kính 7cm để treo, được thực hiện trong dịp Hội ngộ ông đồ Việt Nam lần thứ 1, diễn ra tại Khách sạn Hoa Lư (Ninh Bình) vào ngày 21-4-2010.

Cặp câu đối do đại đức Thích Chỉnh Tuệ - Câu lạc bộ thư họa Giác Ngộ sáng tác, có nội dung: "Tràng An linh địa chốn sản sinh vua hiền, hào kiệt phô hùng khí Lạc Hồng xưng Đinh Tiên Hoàng đế uy danh nước Đại Cồ Việt tạo dựng kinh thành Hoa Lư chiêu tài thịnh trị tiếp nối Tiền Lê vương triều điểm hồng chương lịch sử hiển vinh.
Bái Đính đỉnh thiêng nơi hưng trấn cao sĩ hiền nhân giúp thái bình nam hiệu hiền Thánh đức Minh Không quảng bác quốc sư triều Lý mở rộng trung tâm Phật đạo tiếp tăng độ chúng sáng mãi ân lớn tông tổ vững chính giáo pháp tàng chiếu khắp". Đây cũng là câu đối được xem có nội dung dài nhất.
Cặp câu đối này phá kỷ lục của câu đối cũ dài 30m, rộng 2,4m do nghệ nhân Trần Quốc Ẩn thực hiện vào ngày 14-4-2005
PHẢI CHO RA
(thơ mời họa)

Nửa đêm,giờ tý,trống canh ba
Đúng lúc không ai có ở nhà
Bỗng thấy vợ mình gây sự lạ
Không cầm lòng được,phải…cho ra !

Phố Hóp 07h00 16-12-2011 T.D

CHUYỆN VUI CÂU ĐỐI


Một ông nọ có tính thích làm câu đối, hằng ngày ông thường đặt ra cho mình phải nghĩ ra được một câu.

Hôm đó đã là cuối buổi chiều 30 Tết, ông vẫn chưa nghĩ ra được một câu nào, trong lúc đang mải suy nghĩ thì bỗng thấy một con chó sủa rất hăng về phía ông. Ông tức quá, nhưng cũng chợt nảy ra được một câu: “Chiều ba mươi con chó sủa”.
Sáng hôm sau trong lúc đang ngủ nghe thấy tiếng vợ ho nhiều quá nghĩ mà thương, bèn viết luôn: “Sáng mồng một vợ tôi ho”.
Rồi ngay sau đó, đọc lại cả hai vế của câu đối cho vợ nghe, vợ bèn tức giận lôi chồng ra định làm to chuyện vì dám coi vợ như một con chó.
Lúc này ông ta phải vội giải thích:
- “Sáng” đối với “chiều”, “mồng một” đối với “ba mươi”, “vợ” đối với “con”, bà thấy có được không?
Bà vợ tỏ ra cũng xuôi xuôi. Ông nói tiếp:
- “Chó sủa” đối với “tôi ho”. Đấy bà thấy không, tôi ví tôi ho với con chó sủa đấy chứ…
Đến đây bà vợ chỉ còn biết cười…

(Theo khakha.com) Thanh Dạ sưu tầm lúc 0h5' 16-12-2011