Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2012

LỜI RU TRÁI TIM

Trái tim ru số phận người
Chẳng dành một chút lời tươi ru mình !
Lời tim ru tính,ru tình
Suốt đời một nhịp hy sinh cho đời
Xác thân mệt mỏi rã rời
Con tim nào dám nghỉ ngơi một lần?

Làng Hóp 17h5’ ngày thơ vn lần thứ 10
(03-02-2012 – 12 Giêng Nhâm thin)T.D

Thứ tư, ngày 01 tháng hai năm 2012

10 ý kiến bàn về thơ



1.Gốc của thơ là tình cảm, lá của thơ là ngôn ngữ, hoa của thơ là thanh âm, quả của thơ là tư tưởng.
                                                Bạch Cư Dị

2.Thơ hợp với chân chất không hợp với khéo léo, những là cái chân chất của sự khéo léo lớn.
                                                Viên Mai

3.Thơ phải làm sao cho nghĩ thì thấy sâu xa, mà nghe lại thấy xúc động. Tìm cái sâu sắc chớ sa vào viển vông, tìm cái mới lạ chớ sa vào kỳ cục.
                                                Tô Đông Pha

4.Phàm cổ nhân mà có được một lời, một hang, , một câu, một chữ đủ để bước một mình trong một thời, chiếm cứ cả ngàn năm thì ta phải tin rằng không có gì không do đọc sách (học tập), dưỡng khí (rèn luyện tích lũy) mà ra.
                                                Thánh Thán

5.Thực tế chỉ có thể cung cấp một cái khởi điểm, một cái cớ, một cái lõi. Công việc của nhà thơ là phải từ đó làm nên một cơ chế tổng hợp vừa đẹp, vừa sinh động.
                                                Gớt

6.Để tạo nên thơ anh hãy tạo nên mình. Khi hoàn thiện con người trí tuệ trong mình chính là anh đang hoàn thiện phong cách thơ.
                                                Wyt Man

7. Văn chương chữ nghĩa không phải là lời nói suông. Trong bụng không có ba vạn cuốn sách, trong mắt không có núi sông kỳ lạ của thiên hạ thì không thể làm văn được.
                                                Lê Quý Đôn

8.Cuối cùng văn học chỉ có một chữ hay. Thơ hay làm người ta quên thơ đi mà chỉ còn cảm thấy có tình người. Bởi vậy tất cả những chuyện khoe chữ đều là phù phiếm nếu không còn cảm thấy có tình người.
                                                Tỗ Hữu.

9.Thơ hay trước tiên phải hiểu được. Có hiểu được thì mới biết hay hay dở, không hiểu thì làm sao biết hay được?
                                                Viễn Phương

10. Thơ hơn nhau ở cái tứ, bền lâu ở cái tình.
                                                Phan Quế