Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

         Cô giáo Nguyễn Thị Kim Cúc và nhà thơ Trần Đăng Khoa cách đây 44 năm .

Nhân Ngày Nhà –giáo-Việt-nam,tôi muốn cung cấp cho Xóm Tri-Ân một số tư liệu về nhà thơ Trần Đăng Khoa với cô giáo Kim Cúc-chủ nhiệm lớp của Khoa cách đây 44 năm .Thời Trần Đăng Khoa mới nổi (1967) nhiều người quan tâm đến những người giảng dậy và dìu dắt Khoa,cũng là lo cho tài năng trẻ .Bởi tài năng trẻ không được người dìu dắt tốt sẽ không phát triển được .Có nhiều người ở Hà-nội về hỏi Khoa : “Cô nào dạy tốt ?” Khoa đã trả lời: “Đã cùng một trường sư phạm đào tạo thì cô nào dạy mà chả tốt !”.Cô Kim Cúc kể : “Có hôm em dạy vẽ;Vẽ xấu quá,chả ra hình gì,cả lớp cười .Khoa bảo các bạn:Cô giáo có phải họa sĩ đâu mà vẽ đẹp.Chúng ta chỉ cần biết những nét cơ bản thôi !”.Lớp có làm tờ báo tường lấy tên là “Chim họa mi”do Khoa làm chủ bút.Cô Cúc đã động viên chủ bút và các cộng tác viên bằng một bài thơ như sau:
             Đăng Khoa đội trưởng đội thơ
             Có nhiều suy nghĩ,ước mơ diệu kỳ
             Thơ em chắp cánh bay đi
             Kiêm làm chủ bút mỗi khi đua tài
             Tính người điểm số một hai
             Hữu Nho không biết đóng vai gì nào
             Tâm thì đi chợ ra sao
             Mua quà nhiều thế,phong vào phần ai
             Xem thơ mới biết Lập tài
             Suốt ngày Lập chỉ học bài mà thôi
             Yêu trường,mến lớp đủ rồi
              Lộ còn nhớ cả chỗ ngồi,lối đi
              Tĩnh còi họa sĩ diệu kỳ
              Bé như đang nói điều gì Tĩnh ơi
              Mỗi tranh,mỗi cảnh,mỗi lời
              Thêm yêu cuộc sống,yêu đời,yêu thơ
              Ôi những em bé mộng mơ
              Tương lai tươi sáng đang chờ các em
              Họa Mi ơi hãy cố lên
              Hãy bay cao nữa mà xem cảnh trời
              Hồn nhiên,trong trắng yêu đời
              Những con chim nhỏ bầu trời quê hương
Và Trần Đăng Khoa đã làm bài tặng lại lớp như sau:
               Lòng em vui làm sao
               Được nghe thơ cô Cúc
               Ôi tiếng thơ của cô
                Bồi hồi và thúc giục
               
                Cô thúc em học giỏi
                Cô thúc em học chăm
                Nghe tiếng thơ của cô
                Như sao vàng chỉ lối

                Ngoài cửa mấy hàng tre
                Đều rung tai lắng nghe
                Tiếng thơ cô mát dịu
                Làm ngọt cả nắng hè

                 Bốn bề đều lặng ngắt
                 Cùng chúng em lắng nghe
      
                                     Trần Đăng Khoa  1967

Cô Kim Cúc người làng tôi (làng Hóp xã Nam Hồng huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương) dạy ở trường tiểu học xã   Quốc Tuấn thời bấy giờ.Sau thời gian đó cô chuyển về Sao Đỏ huyện Chí Linh cho đến khi về hưu (2009).Những tư liệu trên tôi xin lại của cô giáo Kim Cúc

                 Người cung cấp :THANH DẠ làng HÓP xã NAM HỒNG huyện NAM SÁCH HD


ĐÙA BÁC ĐỖ ĐÌNH TUÂN
  (gửi tác giả bài thơ Tứ tuyệt vòng tròn)

Ai làm Tứ-tuyệt-vòng-tròn
Xem chóng cả mặt chẳng còn biết chi
Hãy làm Tứ-tuyệt-thẳng đi
Như thày-Tuân-khọm ngồi Ỳ-Hà-Ma
Vợ thì đùn đít lấy đà
Cho xe lên dốc để mà tập phi
Để xe đắp chiếu làm gì
Nó buồn,nó tịt BUZI là phiền !

Phố Hóp 11-11-2011 thanh dạ

phụ chép bài tứ tuyệt vòng tròn :

          Con tặng YAHAMA




Tuổi cha già con tặng ya…
Con tặng ya…đỡ sức ta
Đỡ sức ta đường xa khỏi mệt
Đường xa khỏi mệt tuổi cha già.

7/11/2011
Đỗ Đình Tuân
NHÀ GIÁO LÀM THƠ

Nhà văn,nhà thơ xuất thân từ nhà giáo khá nhiều.Có thể là nghiệp văn chương và nghề dạy học có những nét tương đồng. :Một bên nâng cao trí tuệ,tâm hồn con người thông qua nhận thức khoa học ;Còn một bên thông qua nghệ thuật.Nhiều nhà giáo trong khi còn đang đứng trên bục giảng cũng đã viết văn .Nhưng đặc biệt khi về hưu rồi thì số lượng người cầm bút sáng tác tăng lên gấp bội .Ở quê tôi (và ở nhiều nơi chắc cũng vậy),hễ ở đâu có Hội Cựu Giaó Chức là ở đó có Câu Lạc Bộ Thơ .Họ sáng tác không phải để đăng báo lấy tiền nhuận bút ,mà chủ yếu là để giao lưu,san sẻ tâm sự của mình trong giai đoạn “nhàn cư”để tránh xa “vi bất thiện”.Tuy vậy,thơ của họ
Được nhiều báo đăng, nhiều người đọc và nhớ.Có lẽ ,đó là thốn tâm tư,là lời nói thật lòng…của những người “ngoài vòng cương tỏa chân cao,thấp”,nên nó ĐỜI hơn chăng.Từ sáng tác của họ ta có thể hiểu hơn tâm tư tình cảm của những nhà giáo đã vượt qua nhiều khó khăn,tâm huyết với nghề.Đồng thời cũng học được những kinh nghiệm làm thơ-nhất là thơ Đường-luật.Do đó, tôi sẽ giới thiệu một số gương mặt thơ nhà giáo như vậy để  xóm ta cùng biết,cùng học hỏi thêm .Hôm nay xin được giới thiệu một người như vậy:Thày Nguyễn Thế Tường .
       Thày Tường tên thật là Nguyễn Văn Tường ,sinh năm 1932,quê ở Trung Hà xã Nam Tân,huyện Nam Sách  tỉnh Hải Dương.(chính quê của Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi).Thày Tường nguyên là cán bộ Phòng GD huyện Nam Thanh tỉnh Hải Hưng.Đã có thời gian vào làm cán bộ Ty giáo dục tỉnh Tiền Giang.Hiện thày đang chuẩn bị mừng thọ tuổi 80 bằng bài thơ mời họa đầy lạc quan,đầy bản lĩnh như sau:
          Tám chục xuân xanh chửa chịu già
          Vẫn còn phong độ,vẫn hào hoa
          Khi vui diều sáo hồn bay bổng
          Lúc khoái thơ ca nghĩa đậm đà
          Xưa đã rạch ròi trong với đục
          Nay còn rành rẽ chính hay tà
          Lạc quan sống đẹp người thêm khỏe
          Trăm tuổi Ông Bành sẽ đón ta
                         (bài TỰ THỌ)
Tập thơ thầyTường vừa tặng tôi có 106 bài,phần lớn là thơ Đường-luật.Đề tài lớn mà thày đề cập đến là ca ngợi các bậc danh nhân của đất nước,tình yêu quê hương,tình cảm gia đình,tình thi hữu và những vấn đề đạo đức xã hội hiện nay .Bài thơ được giải 3 (không có giải nhất) trong cuộc thi do hội CGC tỉnh Hải Dương phát động là bài viết về Nam-quốc-nho-tôn Chu Văn An:
          Tiều-ẩn * lưu danh đất Phượng Hoàng
         Sáng ngời đạo học-Điện Lưu Quang
         Những mong Quốc thái-danh không hám
         Chỉ muốn dân an-lợi chẳng màng
         Dâng sớ tiễu trừ phường xiểm nịnh
         Từ quan lưu giữ gốc thanh quan
         Văn An sự nghiệp nhân văn sáng
         Sáng cả trời Nam,sáng sử vàng
                    (bài CHU VĂN AN)*tiều ẩn:tên hiệu của C.V.An
          Với người bạn đời,đã có 50 năm chung sống,vẫn luôn luôn dành một tình cảm chân thành,chung thủy và cũng không kém phần lãng mạn:
         Cho dù bà chẳng phải hoa khôi
         Tôi vẫn yêu thương suốt cuộc đời
         Không mối mai không thầy tính tuổi
         Chẳng xe hoa,chẳng áo tân thời
         Cháo rau mấy đận mà chung thủy
         Khoai sắn bao lần vẫn thảnh thơi
         Chăm sóc chồng con không tiếc sức
         Bà là hoa- hậu của riêng tôi
                    (bài THƠ TẶNG VỢ)
          Với bạn già đồng nghiệp,đồng niên thì động viên nhau giữ gìn sức khỏe,lạc quan yêu đời là tri âm nhất.Họa thơ thày Nguyễn Huy Khoát,nguyên phó giám đốc Sở GD Hải-Hưng ,thày viết:
          Tính tuổi năm rầy tám chục xuân
          Vẫn mong Bành tổ sẻ thêm phần
          Mắt lưa trang báo không cần kính
           Cẳng dạo quanh hồ chửa mỏi chân
          Nền nếp gia phong lo giữ trọn
           Nỗi lo bệnh tật cũng vơi dần
          Trời còn để sống còn hăng hái
           Sớm sớm gieo vần,tối viết văn
                      (bài MỪNG THỌ)
          Hình ảnh của Tiền Giang ,nơi thày đã có những năm tháng gắn bó trong môi trường giáo dục,vẫn còn in đậm trong ký ức nỗi nhớ,niềm thương da diết:
           Tiền Giang ơi biết mấy yêu thương
           Ngút ngát xanh tươi những miệt vườn
            Vú sữa Lò Rèn* thương dịu ngọt
            Sầu riêng Ngũ Hiệp* nhớ thơm hương
            Gò Công năm ấy bao lưu luyến
            Cai Lậy ngày nào mấy vấn vương
            Bảo-Định-Giang mang bao kỷ niệm
            Vẫn trong tôi những nhớ cùng thương
                           (bài Nhớ Tiền-Giang )
*Những địa danh ở tỉnh Tỉnh Tiền-Giang . Bảo-Định-Giang là tên con sông lớn ở tỉnh Hậu-Giang
              Và,cuối cùng là vẫn phải quan tâm đến thế thái,nhân tình…như ngày xưa thày Chu đã làm 
              Tuổi cao cũng muốn nghỉ cho rồi
               Thấy chuyện ngược đời liệu có thôi
               Đây kẻ háo danh còn giữ ghế
               Kìa phường vụ lợi vẫn ôm mồi
               Nếu còn vị nể,còn lơi lỏng
               Đâu có yên bình có thảnh thơi
               Nên mỗi vần thơ cần có thép
                Sẽ là ích nước phải đâu chơi
               Hưu mà vẫn không buông xuôi tất cả-vẫn lo vun đắp gia phong,quốc pháp…cho con,cho cháu, cho đời…âu cũng là tâm tư của các nhà giáo chúng ta

                 Phố Hóp 14h15’ 11-11-2011 thanh dạ