Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

BÀI TRÊN TRANG BẠN : NGUYÊN PHI Ỷ LAN...


Theo dõi · 3 giờ trước



NGUYÊN PHI Ỷ LAN - 2 LẦN "LÀM VUA"




Nguyên phi ỷ Lan là cháu dâu đức vua Lý Thái Tổ, bà là người thôn Ngọc Quỳnh, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Chuyện kể rằng: vua Lý Thánh Tông 40 tuổi vẫn chưa có con, ngài đến chùa Dâu (huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) cầu tự, trên đường về kinh đô, qua đất Thụy Vũ, trời đổ mưa, vua gặp cô gái đứng tựa gốc lan ven đường, ngài thốt lên thành lời:


- Lất phất mưa bay miền Thụy Vũ


Cô gái không ngần ngại lễ phép đáp:


- Ầm ầm sấm động đất Dương Lôi (Dương Lôi là quê hương nhà Lý)


Cảm mến tài sắc cô thôn nữ, vua vời nàng về cung, phong làm Nguyên phi. Bà là mẹ đẻ vua Lý Nhân Tông. Người đã 2 lần thay chồng, thay con trị quốc. Khi nhiếp chính bà cương quyết nghiêm trị bọn quan tham, hại dân, hại nước, được dân chúng cảm mến tôn làm Phật sống. Sẽ có dịp tôi giới thiệu các kế sách diệt phường tham nhũng của Hoàng Thái Hậu ỷ Lan cho cả làng cùng rõ. Còn đây là bài cảm tác khi tôi đến thắp hương tại đền Ghênh – nơi thờ người phụ nữ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, nhân ngày giỗ của Người



CẢM TÁC ĐỀN GHÊNH
(Kính tặng Ngọc Quỳnh quê hương
Linh Nhân Hoàng Thái Hậu ỷ Lan)
Đất lành vua Lý dừng chân
Đường xuân cầu tự…tình xuân muộn màng
Hội Dâu ngày ấy ai sang
Vó câu khấp khểnh vội vàng về đâu?
Gốc lan sao khéo bắc cầu
Cho người Diên Uẩn chọn dâu bên này
Bồng bềnh Bút Tháp mây bay
Chạm vào sông Đuống men say thơ tình
Lời đâu như ngọn gió lành
Đức minh quân cũng hoá thành ngẩn ngơ
Rập rờn bãi mía nương ngô
Mâù xuân mơn mởn ông tơ xe tình
Người đâu tựa bóng* một mình
Một manh áo vá cũng xinh, cũng giòn
Thương tầm chọn lá dâu non
Thương cha tần tảo bắt con cua đồng
Mặc ai yếm thắm chỉ hồng
Thánh Tông chọn giữa mênh mông một người:
Là sao vằng vặc giữa trời,
Là bình yên giữa biển đời bao la;
Dẫu trời còn lắm phong ba,
Ngả nghiêng vận nước cho ta gặp mình
Gái chân quê dám buông mành**
Thay chồng. Đâu nghĩ để danh muôn đời (?)
Tuổi thơ sớm cảnh mồ côi
Càng đau thấy những mảnh đời lầm than
Xoá ngang trái, giúp cơ hàn
Nàng thành cô Tấm ỷ Lan bao giờ?
Bồi hồi câu chuyện ngày xưa
Thảo thơm đến tận bây giờ Thị ơi!
Chín trăm năm sắp qua rồi
Về Ghênh người lại nhớ người đời xưa
Men chiều gió thoảng hương đưa
Linh Nhân Thái Hậu chắc vừa qua đây?!


Đền Ghênh, 25 tháng.07. Giáp Thân
-------------------------------
*Tương truyền: cô gái tựa gốc lan gọi là ỷ Lan
**Hoàng Thái Hậu ỷ Lan 2 lần nhiếp chính buông mành

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

MỜI CÁC BẠN HƯỞNG ỨNG CUỘC THI THƠ VIẾT VỀ NGƯỜI LÍNH...



BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ & HỘI VHNT TỈNH HẢI DƯƠNG  ĐÃ PHÁT ĐỘNG CUỘC THI THƠ VIẾT VỀ “NGƯỜI LÍNH & CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG” . CUỘC THI KÉO DÀI TỪ NGÀY PHÁT ĐỘNG (24/2/2014) ĐẾN HẾT NGÀY 30/11/2014 . THỂ LOẠI : CHỈ LÀ THƠ (KHÔNG CHẤP NHẬN TRƯỜNG CA,VĂN VÂN) . ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC DỰ THI LÀ : TẤT CẢ MỌI TẦNG LỚP QUÂN DÂN CỦA TỈNH HẢI-DƯƠNG . BAN TỔ CHỨC SẼ  LẬP BAN SƠ KHẢO & MỜI MỘT SỐ NHÀ THƠ TRUNG ƯƠNG THAM GIA BAN CHUNG KHẢO . TỔNG GIẢI THƯỞNG CHO CÁC GIẢI TRỊ GIÁ KHOẢNG TRÊN 20 TRIỆU VNĐ . SAU ĐÂY LÀ VÀI HÌNH ẢNH VỀ LỄ PHÁT ĐỘNG CUỘC THI TẠI HỘI TRƯỜNG BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ TỈNH HẢI-DƯƠNG  LÚC 14H15’ NGÀY 24/2/2014 . (BÀI DỰ THI ĐỀ RÕ "THƠ DỰ THI VIẾT VỀ NGƯỜI LÍNH & CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG" GỬI VỀ HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT HẢI - DƯƠNG 66 QUANG TRUNG TP HẢI-DƯƠNG HOẶC BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ TỈNH HẢI-DƯƠNG - ĐƯỜNG TÔN - ĐỨC - THẮNG P. TRẦN PHÚ TP HẢI-DƯƠNG)

ĐẠI DIỆN BCH QUÂN SỰ TỈNH THÔNG QUA QUY CHẾ CUỘC THI

ĐẠI BIỂU CÁC BAN NGÀNH CỦA TỈNH ĐẾN DỰ

TIẾN SỸ NGUYỄN THỊ VIỆT NGA - CT HỘI VHNT TỈNH-KHAI MẠC CUỘC THI

VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG

GIỚI VĂN HỌC HẢI - DƯƠNG ĐẾN HƯỞNG ỨNG

NHÀ VĂN VŨ-TUYẾT-MÂY & THANH DẠ

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

THƠ NGUYỄN KIM NGƯU



MƯỢN ...





MƯỢN RƯỢU GIẢI SẦU SẦU CÀNG THÊM SẦU... 
MƯỢN EM GIẢI RƯỢU SAY CÀNG THÊM SAY... 
MƯỢN TRĂNG ĐÊM DÀI LỜI ĐÂU CHẲNG DÁM ? 
MƯỢN LÒNG CAN ĐẢM LÃNG MẠN ĐÊM NAY .... 

NKN

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

GẶP MẶT CÁC GV LÀM CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHỐI PTTH HẢI-DƯƠNG LẦN THỨ 15



GẶP MẶT CÁC NHÀ GIÁO NGUYÊN LÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ KHỐI PHỔ  THÔNG TRUNG HỌC THUỘC SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG 2014 (LẦN THỨ 15)

Do sáng kiến của phòng PTTH Sở GDĐT Hải Dương ,thời giám đốc sở NGUYỄN VINH HIỂN (nay là thứ trưởng Bộ GDĐT VN), CLB NHỮNG NHÀ QUẢN LÝ KHỐI PTTH ra đời vào mùa xuân 1999 . CLB là nơi tự chăm lo sức khỏe tinh thần cho đội ngũ cốt cán của sở khi đã nghỉ hưu . Đã qua 15 năm hoạt động trong sự bảo trợ của Sở GDĐT và các trường THPT HẢI-DƯƠNG, Các thày được thăm hỏi khi ốm đau, chúc thọ khi cập tuổi 70 ,80, 90, 100...và được phúng viếng, tiễn đưa khi từ trần, về cõi vĩnh hằng . Cuộc gặp mặt lần thứ 15 này có tròn 100 thày về dự tại THPT  CHÍ – LINH . Đây là vài hình ảnh về cuộc gặp này :






Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

NGÀY THƠ THĂM BẠN HÀ-THÀNH


NGÀY THƠ THĂM BẠN HÀ -THÀNH

Vui thơ Biên Phủ - Trường Sa
Tiện, đi thăm bạn,thành ra...lại buồn
Những là bạn hữu đồng môn
Nửa vòng thế kỷ,đã mòn tuổi xanh
Người tuổi em,người tuổi anh
Người xa khuất nẻo,người thành phế nhân
Đều cùng mỏi gối chồn chân
Bâng khuâng,còn gặp bao lần nữa đây ? !

Làng Hóp 10/2/2014 T.D
vợ chồng tiến sỹ văn chương Nguyễn Nghĩa Trọng lớp Văn 3C

Anh Trọng dù bị tiểu đường vẫn chúc T.D một chén

Anh Trọng và Nguyễn Tiến Khanh cùng lớp

Thanh Dạ & Đại tá binh chủng tăng thiết giáp Nguyễn Khắc Nguyệt
(em rể) người Xóm Tri - Ân

Thanh Dạ & Trịnh Văn Thênh (CB Văn phòng Bộ GDĐT)

NGU LÂU

NGU LÂU


 

CỨ SUỐT ĐỜI CHUNG THỦY
VỚI NGƯỜI-KHÔNG-YÊU MÌNH
CỨ THỀ LÀM NÔ LỆ
CHO MỘT CHIỀU HƯ VINH !

LÀNG QUÊ 19/2/2014 T.D

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

NIỀM VUI BẤT NGỜ



NIỀM VUI BẤT NGỜ




Lên Văn Miếu xem thơ
Lại gặp được Kim Thư
Và được mời đánh chén
Ôi ! Niềm vui bất ngờ !

Làng Hóp 18/2/2014 T.D

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

MỪNG NGÀY LỄ TÌNH YÊU


TRƯỚC BẦU VÚ NGƯỜI YÊU


 










Có một lần,người yêu tôi cho xem bầu vú
Tròn đầy,căng mọng,non tơ
Tôi như chìm vào cõi mộng,cõi mơ
Như chìm vào những năm tháng trẻ thơ
trước bầu vú mẹ
Tôi bỗng hiểu NGƯỜI ĐÃ YÊU TÔI ĐẾN THẾ
Và TÔI CŨNG YÊU NGƯỜI NHƯ YÊU MẸ CỦA TÔI !


Làng Quê những NGÀY LỄ TÌNH YÊU
THANH DẠ NGUYỄN 13/2/2014

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

LỜI BÌNH CỦA NHÀ THƠ THANH-MAI VỀ BÀI THƠ "CẢM XÚC NHA TRANG" CỦA THANH DẠ

Một bài thơ được treo ở “Quán thơ Hải Dương”
trong Ngày thơ Văn Miếu-Quốc Tử Giám Hà Nội
(ngày15 tháng Giêng Giáp Ngọ):

CẢM XÚC NHA TRANG
THANH DẠ


Ta đắm mình trong trời biển Nha Trang
Trong phấp phỏng phía Nhà Giàn *sóng dữ
Trong nỗi nhớ Chế Lan Viên một thuở :
“Có hay đâu hang Pắc-bó gió lùa” !

Ta ôm nhau giỡn sóng , nô đùa...
Như có lỗi với người đang cống hiến
Đang đối mặt với cuồng phong,nguy biến
Giữ vuông tròn trời,biển để ta yêu…

6-2011 T. D


*Nhà Giàn DK1 nơi gác biển của Hải Quân VN tại Trường Sa
**Chế Lan Viên ngày trước đến Nha trang đã từng viết: “Tôi đến Nha Trang ngắm trời,biển đẹp .Có hay đâu Hang Pắc-bó gió lùa…”(lúc ấy Bác Hồ đang ở Păc-bó dịch Lịch sử Đảng CS Liên –Xô: Sáng ra bờ suối,tối vào hang.Cháo bẹ,rau măng vẫn sẵn sàng . Bàn đá chông chênh dịch sử đảng . Cuộc đời cách mạng thật là sang )

*
* *
Bài thơ dòng tám chữ vẻn vẹn chỉ gồm hai khổ.
Khổ trên thể hiện hai mạch cảm xúc trên khung thời gian hiện tại và quá khứ. Hiện tại là nỗi “phấp phỏng” lo âu cho người lính Hải quân Trường Sa gác Nhà Giàn DK1 vì sóng dữ của biển và cả của người ngày đêm đe dọa. Quá khứ là từ câu thơ của Chế Lan Viên “Có hay đâu hang Pắc-bó gió lùa” để nhớ tới Bác Hồ âu lo cho vận mệnh dân tộc trong cảnh sống thiếu thốn: “Giường lãnh tụ kê hai hàng đá ghép/Mảnh áo chàm Bác mặc quá đơn sơ”. Cả hai mạch cảm xúc đều bộc lộ nỗi lòng bất an của nhà thơ về người lính biển, về vị lãnh tụ hy sinh vì đất nước, vì mọi người, trong đó có nhà thơ.
Chỉ như thế đã đủ để thấy được nỗi lòng nhà thơ đối với những người hy sinh vì đất nước rồi!
Bài thơ tiếp nối khổ thứ hai nâng nỗi lòng nhà thơ lên cấp độ cao hơn: “Như có lỗi với người đang cống hiến” khi nhà thơ vui đùa tắm biển: Một lời tự kiểm đối với những người đã hy sinh và cũng là sự bộc lộ chân thành của con người văn hóa – đó là nhân cách sống biết người và biết mình trong mối quan hệ kỷ nhân và tha nhân.
Với tính chất “mở” của thi ca, bài thơ gợi người đọc “đi xa” hơn: Hãy nhận diện kẻ thờ ơ, vô cảm đối với cuộc đời; hơn nữa, hãy nhìn rõ mặt kẻ vong ơn, bạc nghĩa đã và đang giơ súng lục bắn vào quá khứ…
Cảm ơn Thanh Dạ về bài thơ với tầm ý tưởng và với nghệ thuật thể hiện đáng kính nể!

BÀI TRÊN FB CỦA NHÀ THƠ ANH-NGỌC

THƠ HAY THẾ KỶ HAI MƯƠI –
AI NGHIỆN “NHẢY ĐẦM” THÌ CHỚ BỎ QUA BÀI NÀY!

Chào buổi sáng quý bạn!
Nghe tên bài thơ mà tôi chọn giới thiệu dưới đây chắc có bác “sâu rượu” nào đó sẽ kêu lên: - Quá đã! Quá đã!!!
Ngày Tết la đà cả ngày, bét nhè cả buổi… mà nghe đến từ “say” thì sẽ OK ngay, mình tin thế!
Thì muốn hiểu sao cũng được.
Chỉ xin đảm bảo với các bạn, với tôi, bài thơ mà tôi chọn xếp vào mục này và đem giới thiệu với các bạn hôm nay sẽ không phụ công các bạn khi giành ra mấy mươi phút để sống với nó đâu!
Bởi vì đó là một thi phẩm hiếm hoi nói về một cách cứu chữa cũng rất hiếm hoi một con bệnh vô cùng phổ biến của loài người: Bệnh Buồn! – Cách đó là: Đi “nhảy đầm” – dancing!!!
Xin mời quý bạn!

A.N.

VŨ HOÀNG CHƯƠNG

SAY ĐI EM

Khúc nhạc hồng êm ái
Điệu kèn biếc quay cuồng
Một trời phấn hương
Đôi người gió sương
Đầu xanh lận đận, cùng xót thương, càng nhớ thương,
Hoa xưa tươi, trăng xưa ngọt, gối xưa kề, tình nay sao héo!
Hồn ngã lâu rồi nhưng chân còn dẻo
Lòng trót nghiêng mà bước vẫn du dương
Lòng nghiêng tràn hết yêu đương
Bước chân còn nhịp Nghê thường lẳng lơ
Ánh đèn tha thướt
Lưng mềm, não nuột dáng tơ
Hàng chân lả lướt
Đê mê, hồn gửi cánh tay hờ
Âm ba gờn gợn nhỏ,
Ánh sáng phai phai dần. . .
Bốn tường gương điên đảo bóng giai nhân
Lui đôi vai, tiến đôi chân
Riết đôi tay, ngả đôi thân
Sàn gỗ trơn chập chờn như biển gió
Không biết nữa màu xanh hay sắc đỏ
Hãy thêm say, còn đó rượu chờ ta !
Cổ chưa khô, đầu chưa nặng, mắt chưa hoa
Tay mềm mại, bước còn chưa chếnh choáng
Chưa cuối xứ Mê Ly, chưa cùng trời Phóng Đãng
Còn chưa say, hồn khát vẫn thèm men
Say đi em ! Say đi em!
Say cho lơi lả ánh đèn
Cho cung bực ngả nghiêng, điên rồ xác thịt
Rượu, rượu nữa và quên, quên hết!
Ta quá say rồi !
Sắc ngả màu trôi...
Gian phòng không đứng vững
Có ai ghì hư ảnh sát kề môi ?
Chân rã rời
Quay cuồng chi được nữa
Gối mỏi gần rơi !
Trong men cháy, giác quan vừa bén lửa
Say không còn biết chi đời
Nhưng em ơi
Đất trời nghiêng ngửa
Mà trước mắt thành Sầu chưa sụp đổ
Đất trời nghiêng ngửa
Thành Sầu không sụp đổ, em ơi !

LỜI BÌNH CỦA ANH NGỌC:

Thơ Vũ Hoàng Chương và nhóm bạn gần gũi với ông xuất hiện vào giai đoạn gần cuối của thời kỳ Thơ Mới. Đặc điểm của giai đoạn này là sự phân cực sâu sắc trong tâm thế xã hội và điều này không thể không dội vào trong thơ. Những biến động to lớn trên thế giới và trong nước đang đẩy xã hội Việt Nam vào thế "cùng tắc biến". Bộ phận đông đảo nhất của dân tộc đã tập hợp lại trong một lực lượng cách mạng để tiến hành một cuộc thay đổi long trời lở đất mà lúc này khí thế đã mạnh lắm. Ngược lại, cũng không thiếu những con người - nhất là những trí thức mà ta quen gọi là "tiểu tư sản" - vì những hoàn cảnh chủ quan và khách quan nào đó vẫn bị cuốn theo nhịp sống cũ, một nhịp sống đã lăn đến đỉnh của sự cực đoan cá nhân, sự bế tắc đến tuyệt vọng trong ý thức về thân phận người. Những con người này thực sự có lỗi gì không? Tôi cũng không biết nữa. Chỉ biết rằng, trong hoàn cảnh ấy, nỗi cô đơn, chán chường của họ càng trở nên không chịu nổi - "Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ! Bị quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh". Chính Vũ Hoàng Chương đã thốt lên như thế. Và bao giờ thì một nỗi đau thế sự cũng thường lẩn vào sau một nỗi buồn riêng tư và ngược lại, ít khi một nỗi thất vọng riêng tư lại không có dây mơ rễ má với nỗi đau thế sự - nhân sinh quan và tính cách thường vẫn có chung một địa chỉ, và phải chăng hai sức mạnh này là nguyên nhân chính làm nên số phận một con người. Vì vậy, khi tiếp cận với một bài thơ như Say đi em, phải đến lúc đọc những câu cuối cùng tôi mới thực thấm thía một điều gì đó:
Nhưng em ơi
Đất trời nghiêng ngửa
Mà trước mắt thành Sầu chưa sụp đổ
Đất trời nghiêng ngửa
Thành Sầu không sụp đổ, em ơi !
Nỗi đau đớn hoàn toàn thành thực và có thực, nó còn rất thiêng liêng nữa, đến nỗi trong văn bản tác giả còn viết hoa chữ "thành Sầu”. Trong một thời gian dài - có thể là dài... đến... dài dài - với không khí vốn chỉ trọng thị chất hào hùng và lạc quan của cả một cộng đồng đang hăng hái đi "làm nên lịch sử" thì một nỗi "sầu” mang đầy chất cá nhân như thế này là rất lạc lõng, buộc phải “lùi sau lưng ánh sáng" (chữ của Chế Lan Viên). Nhưng giờ đây, sau gần 40 năm đất nước trở lại cuộc sống bình thường, khi con người đã có quyền sống với những buồn vui muôn thuở, lòng tôi chợt se lại khi đọc lại những dòng thơ không biết đến giả dối của người xưa:
Đầu xanh lận đận, cùng xót thương, càng nhớ thương,
Hoa xưa tươi, trăng xưa ngọt, gối xưa kề, tình nay sao héo!
Xưa nay những người thành thực, luôn cởi mở hết lòng mình thường bị thói đời cười giễu, khinh khi. Thực khốn khổ cho nhân tình thế thái. Giá người thơ khôn ngoan hơn một chút, thủ đoạn hơn một chút, đừng có đem phơi ra trước bàn dân thiên hạ những bí mật của đời mình, cái bí mật mà những kẻ tự cho là đạo đức, con nhà gia giáo vẫn thường giấu kín. Chẳng hạn, ở đây là cái việc nhảy đầm, việc tìm quên trong những thứ giải trí mà người đời cho là không lành mạnh. Mà phơi ra với tất cả vẻ say mê, đắm đuối vốn là bản chất của mọi thi sĩ trên đời:
Âm ba gờn gợn nhỏ
Ánh sáng phai phai dần. . .
Bốn tường gương điên đảo bóng giai nhân
Lui đôi vai, tiên đôi chân
Riết đôi tay, ngả đôi thân,
Sàn gỗ trơn chập chờn như biển gió
Những chi tiết và hình ảnh, những tiết tấu và giai điệu, tất cả đều chính xác và sống động tựa như một đoạn phim nghệ thuật được quay bởi một nghệ sĩ tài ba. Hình như tự cổ chí kim đã có không ít những thơ viết về tiếng đàn, giọng hát và còn viết hay nữa, nhưng thơ về cái sự nhảy múa thì rất hiếm. Bài thơ này gợi tôi nhớ đến thi phẩm của nhà thơ A. Vôdơnhêxenxki viết về nghệ sĩ ba lê lừng danh của Nga - Plixexcaia. Nhà thơ Nga tài năng này vốn rất giàu sức khám phá về tư tưởng và là bậc thầy về các thủ pháp tu từ, nhưng có vẻ như nhà thi sĩ Á Đông lại giỏi sử dụng nhạc điệu hơn, thứ nhạc điệu tự nó đã làm nên một giá trị độc lập, một thứ thông điệp đến thẳng với trái tim con người không cần đến ngữ nghĩa. Rõ ràng, những câu thơ dài ngắn, đẩy đưa, buông bắt, nhấn nhá của Say đi em là cả một nửa giá trị truyền cảm của bài thơ. Bởi thực ra thì bài thơ rốt cuộc có định rao giảng một ý tứ gì đâu. Nó chỉ truyền cho ta một không khí, gợi cho ta một cảm giác và đánh thức ở ta một nỗi niềm - nỗi niềm ấy có thể có người còn kỳ thị, còn không muốn nhận là có nó, nhưng nhất định nó không hề xa lạ với con người, nếu không nói, càng ngày nó càng gần gũi với con người.
Và như vậy, bài thơ có quyền tồn tại.
A.N.

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

VỀ CÔN SƠN


VỀ CÔN SƠN



Côn Sơn – mảnh đất hùng thiêng
Niềm chung đã hóa nỗi riêng bao giờ
Sương giăng mờ cả bóng cờ
Tiếng chuông an ủi, lòng thơ nghẹn ngào !

Thông già vươn ngọn lên cao
Người từ muôn ngả xôn xao tìm về
Cầu xin,mong mỏi,giãi giề
Còi xe,loa điện bốn bề âm âm

Chốn này lắng lọc thanh tâm
Cho ta nhận rõ lỗi lầm riêng chung
Chốn đây nam bắc tương phùng
Cho ta sống với anh hùng,vĩ nhân...

Côn Sơn  8/2/2014 (9/giêng/ngọ) T.D

Thứ Ba, 4 tháng 2, 2014

DẠ TÔI XIN ĐƯỢC CHÚC XUÂN

CHÚC XUÂN




YÊU THƯƠNG CHÚC XÓM TRI-ÂN
MÙA XUÂN ẤM ÁP, TINH THẦN KHÁT KHAO
KHÁT KHAO SỨC LỰC DỒI DÀO
KHÁT KHAO TRÍ TUỆ,KHÁT KHAO KHÔNG NGỪNG
ĐỜI NHƯ NGÀY HỘI TƯNG BỪNG
ÁNH DƯƠNG TỎA SÁNG NÚI RỪNG,XÓM THÔN
GẶP AI CŨNG MUỐN ÔM HÔN
NHÌN AI CŨNG THẤY TÂM HỒN SÁNG TRONG !

LÀNG HÓP 16H20'  4/2/2014 THANH DẠ

NGÀY XUÂN NHỚ VỀ MỘT ĐẤNG DANH NHÂN


Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014

NĂM MỚI NGHĨ VỀ CÁI MỚI



NĂM MỚI NGHĨ VỀ CÁI MỚI







CÁI CŨ TỐT VẪN CÒN MỚI MÃI

CÁI MỚI TỒI THÌ PHẢI VỨT ĐI

HI...HI...!



PHỐ LÀNG  HÓP 2/2/2014 TDN