Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

HỎI NGƯỜI Ở ĐÂU ?
 (nhắn tìm Nguyễn Khắc Nguyệt)

Đang vui với “bạn bè tôi”
Tự nhiên “mất dạng”-Hỏi người ở đâu
Hay từ cái đận “có dâu”
Chân chạy còn mỏi,tóc râu còn phờ
Nhưng mà từ bấy đến giờ
Sắp tròn “một nguyệt”-Văn thơ chưa hồi ?

Hãy về lại XÓM , ông ơi
Ông ở đâu ?Để hội chơi mong chờ !

  Thay mặt những bạn bè ở xóm tri ân- av


lại họa bài PHÙ DU của XUÂN THẢO (bài số 2 của THANH DẠ)


CÂU CHUYỆN XƯA NAY

Câu chuyện xưa nay-chức với quyền
Đứng ngồi tranh chấp-dưới hay trên
Thói đời giữ ghế nhe nanh ác
Tâm phật cầm cân thủ đức hiền


(Phụ chép bài PHÙ DU của XUÂN THẢO:

Cứ nghĩ ta đây có chức quyền
Ngông nghênh,hống hách thế bề trên
Biết đâu cát bụi từ trong đất
Cũng nặn được lên Bụt,Thánh hiền )

 

XƯỚNG HỌA

CỨ NHƯ...
 (họa bài PHÙ DU* của XUÂN THẢO)

Mua bán ở đâu được tí quyền
Đã đòi ngồi chốc với ăn trên
Cứ như cứt nát mà cao chóp**
Giống hệt hùm beo giả ngoại* hiền

Phố Hóp 31-10-2011 thanh dạ
*bà ngoại trong truyện Em bé quàng khăn đỏ
**"Cứt nát có chóp"-thành ngữ Vn-ý nói bản chất
chẳng ra gì mà lại vênh váo



*PHÙ DU
(Xuân Thảo)
Cứ nghĩ ta đây có chức quyền
Ngông nghênh,hống hách thế bề trên
Biết đâu cát,bụi từ trong đất
Cũng nặn được lên Bụt,Thánh hiền


Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

Thứ sáu, ngày 28 tháng mười năm 2011

VỀ Ý,TỨ TRONG THƠ (BÀI 03)

    Bài này tôi viết sau khi đọc bài LẠI BÀN VỀ Ý VÀ TỨ của ĐỖ ĐÌNH TUÂN viết 27-10-2011 đăng trên DODINHTUAN'S BLOG . Thực ra,vấn đề là ở chỗ cần hiểu rõ Ý và TỨđồng nhất ở chỗ nào và dị biệt ở chỗ nào.Như bài viết trước của ông Tuân có đưa ra một sự hình dung rằng Ý= XÔI,THỊT,BỎNG...để lộn xộn trong CÁI TÚI CHỮ+LỜI ;Còn TỨ=XÔI,THỊT,BỎNG...được bao gói cẩn thận,kín đáo,đẹp đẽ...khiến người muốn ăn thì phải biết cách bóc,mở-nếu không khéo thì "xôi hỏng,bỏng không"...ấy chứ ! Hình dung như vậy thì có nghĩa rằng ÝvàTỨ chỉ khác nhau ở chỗ TỨ được bọc gói kỹ càng,đẹp đẽ hơn .
  Tôi cho rằng hình dung như vậy chỉ nói được cái bên ngoài của Ý và TỨ.Thực ra khi Ý được thể hiện bằng CÁI VỎ "cẩn thận,kín đáo,đẹp đẽ" thì nó đã làm cho XÔI,BỎNG,THỊT...mang một phẩm chất khác (vì ngôn ngữ là vỏ của tư duy -nó đi từ nội dung tư duy ra).Do vậy ,cùng một Ý mà mỗi người diễn đạt rõ hơn,sâu hơn,khác hơn,độc đáo hơn...Nó tùy thuộc vào chiều sâu nhận thức và cảm thụ của người viết.Vì thế,tôi cho rằng TỨ =Ý ĐƯỢC DIỄN ĐẠT ĐỘC ĐÁO CỦA MỖI NGƯỜI THƠ .Ý thì ai cũng có thể nghĩ ra được.Song để trở thành TỨ thì đâu phải ai cũng làm được ?Vì những lẽ trên tôi mới nói rằng muốn biến Ý (chợt xuất hiện trong đầu-đối với người mới làm thơ) thành TỨ thì "phải có sự gia công sâu hơn về ý tưởng và nghệ thuật"-Tức là đào sâu suy nghĩ hơn về chiều sâu ,về các khía cạnh của Ý và tìm ngôn từ ...thể hiên cho chuẩn
xác,phù hợp.Từ điển Tiếng Việt do Trung Tâm Từ Điển Ngôn ngữ Hà Nội Vn có định nghĩa :TỨ=Ýcủa bài thơ nảy ra trong quá trình nhận thức,cảm thụ,phản ánh hiện thực (trang 1054).NHẬN THỨC,CẢM THỤ,PHẢN ÁNH...đều thuộc về trình độ CÁ NHÂN các THI NHÂN đó sao?

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011


THỬ TÌM HIỂU “Ý-TỨ”CỦA MỘT SỐ BÀI THƠ

Một điều rất mừng khi viết bài này,tôi đã tìm thấy trên mạng một số bài của dân trong xóm,trong làng ,mà tôi cho rằng đã biết LẬP TỨ- tức là đã biết thể hiện Ý một cách nghệ thuật,có nghề .Gần đây nhất là bài LÀM BÁNH của VÂN ANH .Ý của bài thơ ,trên bề mặt là : Làm bánh thật là khó ; Dù mình mong muốn mang lại “tấm bánh thơm tho tay người”bằng những việc làm nhiệt tình,trực tiếp:
        
                                   Xắn tay nhào bột nên hồ
                               Những mong tấm bánh thơm tho tay người
Nhưng ,trớ trêu thay,bánh không thành bánh ,mà “thành cái ơ hờ”và “bột đi đằng bột,thẫn thờ lòng nhân”.
      Đến đây thì Ý ló dần cái TỨ ra ở mấy từ “ơ hờ” và “thẫn thờ lòng nhân”.Đó là nói về tâm trạng con người rồi-đâu phải là bánh nữa ? Cái TỨ lộ rõ nguyên hình :
                                 Những mong nồng ấm,ngọt lành
                                 Hóa ra thành cái chúng mình lửng lơ
(thực ra 2 câu này vi phạm luật “mạch kị lộ” trong làm thơ-không có 2 câu này bài thơ vẫn chỉnh )
      Hai câu kết trở về chuyện làm bánh thật khó lắm thay-dù nguyên liệu chuẩn bị ngon lành,tử tế mà kết quả chẳng được như mong đợi:
                                  Bánh ngon mà khó thế ư
                                  Bột tươi,nhân đậm sao chưa được giòn !!!!
     Thế là cái Ý thì nói về việc LÀM BÁNH nhưng lại bao hàm cả lĩnh vực khác;như trong quan hệ yêu đương,quan hệ vợ chồng v.v…Nó đã thành TỨ
     Tóm lại khi Ýcó độ hàm xúc,có trường-liên-tưởng rộng hơn,sâu hơn …thì được gọi là TỨ. TỨ thể hiện chất NGHỀ,chất CHUYÊN NGHIỆP hơn.Nếu làm thơ định nói gì cứ nói TOẠC MÓNG LỢN ra ; Người đọc xong thấy không còn gì để nói…thì đó không phải là TỨ mà cũng chẳng phải là Ý thơ nữa
     Dài rồi,xin để lần sau lại tiếp . Xin có lời cáo lỗi với nhà LLPB của Làng vì tội lấn sân


     Làng hóp 28-10-2011 nhà lý sự cùn T.D

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011


BAO GIỜ ?
(hỏi bác M.T)
 

Bao giờ Làng Toán có "MẦU"
Tôi ngồi tôi vẽ một bầu trời mơ
Vẽ bầu rượu,vẽ túi thơ
Vẽ người uống rượu,vẽ cờ tung bay
 Mặt trời,Mặt đất đỏ gay
Gốc bàng,gốc mít cũng say la đà
                       Ngả nghiêng trời đất,cửa nhà
                       Vẫn không tắt nổi tiếng KHÀ vui tai
                       Bao giờ cho đến...ngày mai ?

                      

                                              ranh họa đại tài RTC

                   

LẠI BÀN VỀ “Ý” VÀ “TỨ” TRONG THƠ

    Vấn đề này đã được nhà lý luận văn học của Làng đề cập trước đây .Là một Phó-thường-dân trong làng,phát huy tinh thần “dân biết,dân bàn,dân.v.v”,tôi xin được ngoại đàm vài ý như sau:
    Khi có chủ định viết lách thì ai cũng tự đặt ra cho mình câu hỏi : Viết về vấn đề gì bây giờ ? Trong vấn đề này có những ý gì ? Những ý này được sắp xếp theo trình tự nào ? giọng điệu ,câu chữ ra sao cho phù hợp nhất với tinh thần của vấn đề định nói .
    Trong một loạt những câu hỏi nêu trên ,thì câu đầu và câu thứ hai thuộc về “Ý”.Còn những câu hỏi còn lại thuộc về “TỨ”.
    “Ý” và “TỨ” như HÌNH với BÓNG .Nói bài thơ có TỨ là nói rằng nó đưa lại cho người đọc sự nhận thức rõ ràng ,sâu sắc,độc đáo trọn vẹn về một vấn đề.Từ Ý đến TỨ là có sự gia công sâu hơn về ý tưởng và về nghệ thuật của nghệ sĩ. Nó giống như làm ra một cái bình hoa . Song tùy ở cách chế tác mà có các kiểu dáng ,mẫu mã và giá trị khác nhau
     Có lần đi thăm vườn sinh vật cảnh của một người bạn,nhìn thấy một cây đa cảnh,tôi nảy ra một ý : Đã là cây đa,cây đề mà chịu làm cảnh thì có vẻ hài hước,xuống thế quá,bèn hạ bút:
     
      Rễ khoan thấu đất,lá hôn trời
      Tán rộng che thân,tỏa mát đời
      Lộn kiếp cam tâm vào chậu cảnh
      Thu mình uốn éo để người chơi

      Mấy hôm sau tôi nghĩ đi,nghĩ lại thế nào ,đem bài thơ sửa lại như sau:

      Rễ khoan thấu đất,lá hôn trời
      Tán rộng che thân,tỏa mát đời
      Giống ấy đem ươm vào chậu cảnh
      Coi chừng mấy bữa chậu tan thôi

      Như vậy là cùng viết về CÂY ĐA CẢNH nhưng nhìn ở hai góc độ khác nhau sẽ nảy ra hai ý khác nhau và,phải CẤU TỨ khác nhau .Vậy theo tôi hiểu một cách thực tế là :Muốn làm cho bài thơ có ấn tượng thì phải biết CẤU TỨ-tức phải tìm cách trình bày,diễn tả CÁI Ý một cách sắc nét,nổi bật và hấp dẫn ...để làm cho "Ý"trở nên sâu sắc hơn,triết lý hơn,hàm xúc hơn,trọn vẹn hơn...mới thành "TỨ"
      Hiểu như vậy chẳng biết có trúng không .Có gì sai , xin bỏ qua cho kẻ LÝ SỰ...c...ù...n...này !

       
      làng hóp ngày 27-10-2011(tức ngày 01-10-tân mẽo) T.D
    

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

HỎI EM-CÔ GÁI HÁI TRẦU







Nhìn tay em hái trầu không
Bỗng dưng anh thấy trong lòng nhói đau
Trầu này em định bán đâu
Cho anh gửi một buồng cau bán cùng
Hay là hãy để lại dùng
Biết đâu mai có việc chung hai nhà
Xin cho anh hỏi thật thà
Trầu này trầu có,hay là trầu không ?!


Phố Hóp cuối tháng 10-2011 T.D
BÀI THƠ CUỐI THÁNG

(gửi  nam giới xóm Tri Ân)








Tháng 10 thì sắp hết rồi
Công lao phụ nữ khắp nơi …còn đầy
Như là : Rất đỗi khéo tay
Cơm dẻo,canh ngọt hằng ngày cho ta
Giỏi việc nước,đảm việc nhà
Dịu dàng, đằm thắm, nết na…tuyệt vời
Nếu đem so với ông trời
Thì VỢ LÀ NHẤT trên đời đó nha
Vậy nên nam giới chúng ta
Cần luôn ca ngợi các bà,các cô
Mỏi mồm vẫn phải tung hô
Nếu không ,thì biết “đi mô bây chừ ?”…



 Làng hóp ngày 26-10-2001 lang râu quặp

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011


BỆNH GẦY CÓ THỂ LÂY LAN
(cảnh báo cho xóm Tri-Ân)

50 cũng mắc tạng GẦY
Tý Xù có thể bị lây mất rồi*
Lang Hóp xin có vài lời
Nhắc cư dân xóm tìm nơi chạy phòng :
Cư dân ở phía miền trong
Thì ra phía bắc-đừng mong thày vào
Ngoài bắc có cư dân nào
Hơi gầy một tý thì vào trong nam
Gặp nhau ở quãng Nha Trang
Rủ nhau vào tiệm liên hoan đẫy MỀ
Vi-rút GẦY bị gây mê
Bỏ chúng ở đó ;Đi về là xong

Ông lang Làng Hóp kính báo
25-10-2011 *


*Hôm vừa rồi Tý Xù có đến địa chỉ NHẬN XÉT bài BÁ CÁO của Đ.Đ.T  nói rằng :"Có hỏi ông trời,nhớ hỏi thêm.Ở đây  TẠNG cũng QUÁ HOM HEM .50 đã sắp thành bà lão.Lang Hóp có tài  thử chữa xem "....Tôi có cho tạm một toa như sau : Tạng 50 cũng hom hem .Để ông Lang Hóp bấm xem thế nào . Lấy sừng Tê giác đem xào .Đựng trong ĐÁ ĐĨA mang vào CHÍ LINH .Mời thày TUÂN đến chứng minh .Thuốc ông Lang HÓP nhà mình rất hay ,(Từ hôm uống thuốc đến nay .Tý Xù liệu đã bớt gầy đi chưa ?)






MÙA CƯỚI Ở QUÊ NHÀ--THANH QUANG,NAM SÁCH,H.D


Mới lên chức BỐ,MẸ...CHỒNG . Chưa chi đã dám CƯỜI NGÔNG với đời !



Nhà THƠ ngồi với NHÀ ĐÀI . Không thơ thì cũng lai rai đỡ buồn









PHOTO:THANH DẠ
LỜI BÌNH:TẠ ANH NGÔI


Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

những hình ảnh về buổi giao lưu giữa BAN THƠ hội VHNT HẢI-DƯƠNG và nhà thơ HẢI NHƯ-- tác giả phần lời nhạc phẩm THÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ


Trưởng ban Thơ và Ban Thơ
Trưởng Ban Thơ giới thiệu Nhà thơ Hải Như
Nhà thơ Hải Như
Kim Xuyến và Khắc Hiền
nhà thơ Hải Như và Phu nhân

nhà thơ trẻ Hải Dương Nguyễn Khắc Hiền