Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

CHÂN DUNG THANH DẠ HÔM NAY

PHÓ NHÁY THANH DẠ

NGUYÊN MẪU THANH DẠ

HỌA SỸ PHẠM HUYNH

THANH DẠ 2013 - KÝ HỌA CỦA PHẠM HUYNH

CHÂN DUNG THANH DẠ 2013 - KÝ HỌA CỦA HS PHẠM HUYNH

NGƯỜI BIÊN TẬP THƠ THANH DẠ

DÂN LÀM CHỦ



DÂN CHỦ

 








Dân làm chủ
là điều cao quý nhất
Có người mong chân thật
Có người hô bằng mồm

Người dân thường
mong đẹp áo,ngon cơm
học hành tử tế...

Còn làm chủ
là không phải dễ
Khi mình chưa
LÀM CHỦ ĐƯỢC MÌNH !

Làng Hóp 29-6-2013 T.D

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

VỊNH HOA QUỲNH


VỊNH QUỲNH HOA
(gửi tặng T.A.N&Đ.Đ.T)

 

Ấp ủ bao ngày,hẹn tối nay
Cho người quân tử thỏa niềm say
Xiêm y trắng nõn lung linh mở
Hương nhụy vàng thơm ngan ngát vây
Kẻ thưởng thức hương,hồn chất ngất
Người chiêm ngưỡng đóa,dạ dường ngây
Quỳnh hoa như bạn tình ương ngạnh
Chỉ nở đêm thanh;Chẳng nở ngày !

Làng Hóp 12h25, 27-6-2013 T.D

KHÁNH LY - KỶ NIỆM VỀ TRỊNH CÔNG SƠN

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

ƯỚC GÌ !

Ước gì hóa Chú Mèo Vàng . Để đánh tầm quất cho Nàng một phen !

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

HẬN TRỜI



HẬN TRỜI
(viết sau khi Trung mất)

Mới nửa đời,đã phải chết đi
Dù đang sống hiền lành,tử tế
Sao có kẻ bất nhân,tồi tệ
Lại sống lâu,vinh thân,phì gia

Dẫu là trời cũng mù quáng tối đa
Cũng cá nhân,bất công,thiên vị
Người tử tế phải nghiễm nhiên được quý
Mới đáng làm Trời cai trị nhân gian !

Làng Hóp 22-6-2013 T.D

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

HẠ THÁN


HẠ THÁN

 

Một gian nhà ở với xoong,nồi
Nắng hạ xuyên vào-nóng gấp đôi
Nằm cạnh vợ già - 3 bếp lửa
Phen này hóa TÓP dễ như chơi !

Làng Hóp ngày Nhà Báo CM
(21-6-2013) THANH DẠ

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

VĨNH BIỆT EM NGUYỄN HỮU TRUNG


VĨNH BIỆT EM NGUYỄN HỮU TRUNG
(đồng phân ưu cùng Tô Hà,Minh Hương và Vân Anh)

 
Tuổi em chưa tới năm ba
Mà sao trời đã bắt xa cõi đời
Thân nhân níu kéo không rời
Cũng không thắng nổi số trời đa đoan
Em về với cõi niết bàn
Khôn thiêng phù hộ bình an cả nhà
Buồn nào bằng phải chia xa
Xóm TRI ÂN mãi nhớ là có em !

Làng Hóp 11h45’ 20-6-2013  ANH THANH DẠ

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

BẨY MƯƠI CŨNG RỨA


BẨY MƯƠI CŨNG RỨA
(họa bài Bẩy Mốt Chưa Què của T.A.NGÔI)

Bẩy mốt chưa què,nên chửa yên
Cứ thương với nhớ,mộng liên miên
Mộng sao có được Hà Thiên Lộn *
Mơ mãi không thôi Cạ Đã Nghiền **
Bài bạn xướng lên như đút nút
Bản ta họa lại tựa vo viên
Lòng SUNG,ruột VẢ đều như zậy
Sao nỡ chọc hoài...sao chửa yên ?

Làng Hóp  19-6-2013 T.D
*Các vị thuốc hồi xuân cho người 70 tuổi trở lên


BẢY MỐT CHƯA QUÈ

(Tặng T D...)
Bảy mốt chưa què* vẫn được yên
Cụ mừng thượng thọ chén triền miên
Sáng đi tầm quất cho nguôi nhớ
Tố đến bia ôm để giải nghiền
Gặp gỡ hân hoan nơi phố xá
Giao lưu vui thú chốn điền viên
Trong ngoài ai cũng mừng cho cụ
Bảy mốt chưa què vẫn được yên
                  Nhân Hưng,ngày 17-6-2013
                                Tạ Anh Ngôi
*Thành ngữ Việt Nam:Bảy mốt chưa què chớ khoe làm tốt

ĐỊCH VẬN (2)



ĐỊCH VẬN (2)





Bây giờ tôi đã NHỚ RA rằng : Sau khi trong BỐT trả lời bằng mấy câu văn vần,thì bên LOA MO CAU liền chửi lại rằng “ Đù mẹ đồ theo Tây, uống rượu nhạt,gặm bánh mì không biết xấu hổ !”.Lập tức,bên LOA ĐIỆN trả lời ngay: “Đù mẹ đồ theo Tầu,ăn xéo quẩy với xì dầu...có nhục ?”...Chửi nhau một hồi lâu thì tiếng súng,tiếng hô “XUNG PHONG” và “A-LA-XÔ”náo loạn lên.Trận GIÁP LÁ CÀ ấy là một trận THƯ HÙNG ĐÃM MÁU.Người ta kể lại rằng : Chết gần hết ; Chỉ còn lại 2 tên bị thương nặng trong tư thế TRẦN NHƯ NHỘNG – không một mảnh vải che thân .Cái lạ là CHÚNG GIỐNG NHAU như đặt.Vì vậy 2 bên chẳng biết đứa nào “là của bên mình” mà nhận về .Chính quyền sở tại bèn giao cho ông HƯƠNG CHỦ làng HOP lo gọi thân nhân đến nhận về chăm sóc.Do hiếu kỳ,người đến xem rất là đông.Cuối NGÀY THỨ BA thì có một bà già đến khóc thảm thiết ,rồi nhất quyết đòi đón cả 2 CHIẾN THƯƠNG về nhà mình chăm sóc.Bà cụ nói rằng đây chính là HAI THẰNG CON SINH ĐÔI của bà.Và để mọi người không nghi ngờ gì nữa,bà còn phải làm rõ cả những bí mật mà chỉ có bà và chồng bà biết : Bà lật ngửa 2 cái DƯƠNG VẬT VỪA TO,VỪA DÀI lên,rồi chỉ vào phía dưới 2 QUY ĐẦU .Mọi người đều nhìn rõ 2 nốt ruồi màu đỏ,tròn xoe bằng 2 hạt đậu tương.
(còn tiếp)

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

CHUYỆN ĐỊCH VẬN

ĐỊCH VẬN





Địch vận là công tác vận động đối phương bỏ con đường mà họ đang đi để đi theo mình.Trong kháng chiến chống Pháp,ở quê tôi lan truyền một câu chuyện “địch vận”,mà đến giờ tôi vẫn chưa thể quên được.Chuyện rằng,đội du kích nọ được lệnh đi “nhổ” một cái “bốt” kia,với yêu cầu không được tốn đạn dược và xương máu.Nghĩa là phải dùng cách “mưu phạt tâm công” như cụ Nguyễn Trãi xưa.Thế là họ tìm cách bao vây BỐT,rồi bắc loa (bằng mo cau) kêu gọi lính BA-TY-DĂNG (Còn gọi là Quận Dũng) là lính người Việt theo Pháp, hãy bỏ THẰNG TÂY về với TỔ QUỐC.Sau một hồi im ắng,từ trong BỐT vọng ra qua loa phóng thanh điện một giọng đọc rất tình cảm mấy câu sau đây:
            Đấy Tổ Quốc,đây cũng Tổ Cò
            Chỉ vì cơm áo phải dò đến đây
            Bao giờ ĐẤY đánh thắng Tây
            Dẫu ĐẤY chẳng gọi thì ĐÂY cũng về !

Sau đó,câu chuyện diễn biến như thế nào thì tôi không để ý nữa,mà chỉ suy nghĩ mãi về mấy câu thơ trả lời của phía LÍNH NGỤY kia...mới lạ chứ !Đấy có phải là THƠ không?Họ nói có thật lòng không? Sao nó có sức ám ảnh vậy ?Thì ra ,người Việt Nam ai cũng yêu nước cả,nhưng chỉ vì CƠM ÁO mà phải theo Người này,Kẻ nọ.Ai lo cho họ được cơm no,áo ấm là họ theo thôi.Đơn giản thế mà...nghĩ mãi không ra !

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

TÂM SỰ VỤN


MẤY LỜI TÂM SỰ




 1.GIẬT MÌNH


Đêm ngày ngồi ước với mơ
Tâm tư treo ngược vần thơ...lưng giời
Giật mình nghe vợ ời ời:
- Nồi khoai lang luộc nát rồi ; Ăn chi ?!

2.HUYỀN THOẠI MÙA ĐÔNG

Mặt trời giận đất...đi xa
Gởi về cái lạnh cháy da,cháy lòng
Em làm Hạ chuyển sang Đông
Khi anh vồn vã – em không nói gì !

Làng  Hóp 17-6-2013 T.D

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

THƠ CỦA BẠN THƠ

 Thanh Dạ: Bùi Thị Sơn ở Sơn-La.Quê gốc xứ Vải,cả nhà làm thơ.Quen nhau trên mạng In-tờ.giấu nhẹm "Người Qúy";Bây giờ mới khoe.


 

NHƯ...

Như nụ ban e ấp
Giấu trong bạt ngàn xanh
Bỗng bừng lên hương sắc
Xôn xao cả lá cành...

Như sơn ca tập hót
Chỉ khe khẽ riêng nghe
Bỗng cất tiếng lảnh lót
Thơm ngát cả triền đê...

Như câu thơ đầu đời
Vụng về gieo bằng trắc
Bỗng vẳng tiếng à ơi!
Dạt dào thơ, họa, nhạc

Anh như cơn gió mát
Âu yếm bờ môi khô
Dâng em niềm khao khát
Yêu thương đến vô bờ...

Anh đánh thức hồn thơ
Trong em bừng trỗi dậy
Anh thắp sáng ước mơ
Đời đáng yêu biết mấy...

Chỉ riêng anh nhìn thấy
Sức mạnh trái tim yêu
Cho em đôi cánh khỏe
Vượt thoát miền cô liêu !


14 tháng 6 năm 2013
BÙI THỊ SƠN - SƠN LA

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

Ở MIỀN GÁI ĐẸP

Kỳ bí con suối ngược dòng ở miền gái đẹp

Trong khi các con suối khác đều chảy từ Tây sang Đông, riêng suối Khe Thần “một mình một chợ”, chảy theo hướng từ Đông sang Tây. Suối bắt nguồn từ đỉnh núi cao chót vót chưa ai đặt chân đến nơi. 

>> Bí quyết tập thể dục giúp thăng hoa 'chuyện ấy'
>> Săn ếch vùng cao
>> Kỷ vật tình yêu thất lạc 70 năm

Ngày đói suối cho dân làng cá ăn, ngày hạn cho dân nước uống, đàn ông quanh năm suốt tháng làm quần quật vẫn cường tráng, đàn bà không cần mỹ phẩm vẫn đẹp da thắm tóc.
Ngược dòng bất chấp tạo hóa
Người dân địa phương cho rằng dòng suối đã xuất hiện cùng với non nước, cây rừng xứ này từ thuở xa xưa. Nó bắt nguồn từ trên đỉnh Bồ Bồ là đỉnh núi lớn nằm trên địa phận xóm 11 (xã Nghĩa Bình, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An). Dòng suối dài hơn 3 km, nước trong văn vắt và mát lạnh, đặc biệt chưa bao giờ cạn, cho dù trời xứ Nghệ có khô hạn đến đâu.
Ông Lương Quang Vinh (73 tuổi), một cao niên trong làng cho biết trước đây suối có tên là Khe Dọc. Được gọi như vậy vì thông thường tất cả các dòng suối ở đây đều chảy theo hướng Tây sang Đông, nhưng riêng con suối này lại chảy ngược lại theo hướng Đông sang Tây.
Đến khoảng năm 1945 mới bắt đầu có tên suối Khe Thần, không phải dân làng nơi đây đặt mà do những người ở miền xuôi đi ngang thấy con suối quá kì lạ và truyền tụng một câu chuyện cũng không kém thần bí.
suối
Dòng suối chảy ngược hàng trăm năm gắn bó đời sống người địa phương 
Ông Vinh kể lại, ngày đó có một tốp người ở dưới miền xuôi lên rừng để chặt cây đay về đan lưới, khi đi qua suối thì dừng chân nghỉ ngơi uống nước. Lúc ăn cơm, những người này vô tình làm rơi cơm xuống suối, một chú vịt gần đó bơi đến nhặt cơm rơi. Một người đàn ông trong đoàn liền với tay bắt vịt mang về làm thịt, ăn xong bỗng phát điên, chạy chữa khắp nơi không khỏi.
Gia đình đi xem bói được “phán” nguyên nhân bệnh do anh ta đã ăn trộm vịt ở suối Khe Dọc nên bị trách tội. Cả nhà lạnh sống lưng, cuống quýt đi mua một con vịt khác để đền cho người dân bị mất và ra suối tạ tội. Không ngờ sau đó người đàn ông hết bệnh thật, nên dòng suối có tên mới là suối Khe Thần.
Cũng từ đó người dân truyền tai nhau lời đồn: Kẻ nào trong bản dám trộm cắp và làm điều xấu sẽ phát điên nếu cả làng phát hiện ra “mách” suối thần. Tuy nhiên, nếu biết ăn năn đem trả lại đồ ăn cắp và ra suối tạ tội thì sẽ bình thường trở lại.
Ông Vinh còn kể chuyện suối có tài chặn… hổ mà chính ông đã được tận mắt chứng kiến. Trước đây khu rừng này có nhiều hổ dữ. Hàng đêm chúng kéo đến bản làng để bắt lợn, trâu bò, dân bản vô cùng sợ hãi, chập tối nhà nào nhà nấy đều đóng cửa kín mít.
Thấy không thể kéo dài tình trạng lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, những cao niên trong làng bàn nhau sắm lễ vật đến cúng tế tại suối Khe Thần xin cứu giúp. Quả nhiên sau đó không thấy hổ về làng, mỗi lần chúng lao xuống núi cũng chỉ đứng bên kia bờ suối gào rống rồi bỏ đi, không dám lội qua để vào bản như trước.
Khỏe người, đẹp da nhờ nước suối
Theo truyền thuyết, trên đỉnh núi Bồ Bồ nơi con suối bắt nguồn có một giếng thần, ở dưới toàn cá vàng. Tuy nhiên, chưa có ai tận mắt chứng kiến hoặc kiểm chứng được điều này bởi cho tới nay vẫn chưa có ai đặt chân được lên đỉnh Bồ Bồ.
Đã từng có nhiều người tò mò quyết tâm leo núi để khám phá và chứng thực truyền thuyết, nhưng không hiểu sao cứ leo gần đến đỉnh lại cảm thấy buồn ngủ, mắt ríu lại, cả người bải hoải không thể leo tiếp được. Do đó việc con suối có phải bắt nguồn từ “mạch thánh” hay không vẫn là điều bí ẩn.
Đã bao đời nay dân làng dùng nước suối để ăn uống sinh hoạt, nguồn nước tinh khiết ngọt lịm, người dân rất ít khi đau ốm, bệnh tật, lao động quần quật quanh năm suốt tháng cũng vẫn “khỏe như vâm”.
suối
Đền Khe Thần được dân làng dựng lên để “tạ ơn” suối 
Người làng lúc “gần đất xa trời” đều có nguyện vọng cuối cùng được uống một ngụm nước Khe Thần, uống xong sẽ thấy lòng nhẹ nhõm và ra đi thanh thản.
Hàng năm các đồng bào dân tộc ở đây luôn tổ chức lễ cúng tế ở suối thiêng để cầu mong ấm no, yên bình. Người dân lập đền Khe Thần ven suối để tiện đến thắp hương và chưa năm nào dám lơ là việc tế lễ cầu an.
Bao năm nay, con gái làng Khe Thần nổi tiếng nhan sắc, đặc biệt nước da đẹp mọng, mịn màng, rất ít khi phải sử dụng mĩ phẩm. Dưới cái nắng cháy da cháy thịt, con gái ở gần suối Khe Thần vẫn “mặt hoa da phấn”, mái tóc óng ả đen dài, mắt sáng trong như lòng suối và nụ cười rạng ngời đến nao lòng.
Người nơi khác cho rằng nhờ uống nước suối, tắm suối từ nhỏ mà các cô có được nước da trắng hồng, đặc biệt chỉ có các cô gái sinh ra lớn lên ở đây mới được “ưu ái” như vậy, con gái các làng xung quanh thì không.
Nghe tiếng dòng suối kì lạ, một đoàn nhà khoa học đi ngang đã lấy nước suối về nghiên cứu. Sau khi xét nghiệm, họ cho biết nước suối không hề có vi khuẩn, lại có tác dụng diệt một số loại nấm bệnh.
Điều này giải thích vì sao từ trước đến nay, người dân lấy nước về sinh hoạt thường rất khỏe mạnh, ít đau ốm. Tuy nhiên, vấn đề nhiều người quan tâm thắc mắc: vì sao các cô gái ở làng đều có làn da trắng đẹp như đánh phấn, có phải nhờ nước suối hay không, đến nay vẫn chưa có lời giải thích.
Dòng suối được dân làng thờ cúng “tạ ơn”
Có truyền thuyết suối Khe Thần từ xưa đã rất linh thiêng, một năm ngày mùa giáp hạt, dân đói quá không có gì ăn liền ra suối làm lễ, cầu mong thần linh phù hộ cho qua được mùa đói. Điều kì lạ, khi lời khẩn cầu mới vừa dứt, dưới lòng suối bỗng xuất hiện hàng đàn cá từ đâu kéo đến.
Người dân nhảy lên reo hò vì đã có cái ăn, cứ lần lượt thay nhau xuống bắt cá đem về chiên nướng các kiểu. Năm đó cả làng vượt qua mùa giáp hạt nhờ cá ở suối thần, trong khi những làng khác người chết đói nhiều vô kể thì dân Khe Thần vẫn cầm cự không có ai thiệt mạng.
Dòng suối dạt dào trong mát và có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống sinh hoạt của người dân. Nhưng giờ đây người dân phải đối diện với nỗi lo nguồn nước Khe Thần bị ảnh hưởng nghiêm trọng do rừng đầu nguồn bị chặt phá. Nước bị ô nhiễm nặng không còn được trong lành như ngày trước, nhiều năm nay cũng không thấy những đàn cá kéo về sinh sống.
suối
Khỏe người, đẹp da nhờ nước suối. Ảnh minh họa nguồn Internet 
Ông Nguyễn Văn Ngọc, xóm trưởng xóm 11, xã Nghĩa Bình cho biết dòng suối có vị trí rất quan trọng trong đời sống của dân làng nơi đây. Ngày xưa mọi sinh hoạt của người dân đều dựa vào suối nước nên họ đặc biệt quý nguồn nước Khe Thần.
Những câu chuyện linh thiêng ly kỳ có thể có phần thêu dệt do tâm lý quá sùng bái, nhưng việc tổ chức cúng tế hàng năm vừa là nét đẹp văn hóa vừa là cách người dân thể hiện tình cảm với dòng suối thiên nhiên đã gắn bó với nhiều thế hệ. Nỗi trăn trở với người làng là làm sao có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ dòng suối trước nguy cơ ô nhiễm do nạn phá rừng.
Theo Phương Thảo (PLVN)

LỜI THAN CỦA VỢ (tặng Hồng Nga HY)



1.LỜI THAN CỦA VỢ

Suốt đêm PHẢI ngủ một mình
Chồng em đã có người tình Ơ-RÔ
Ơ RÔ , Ơ RỔ , Ơ RỒ
Chồng em có cả BỊCH BỒ bên Tây!

2.LỜI THAN 2

Xưa thì mê mết Nàng Thơ
giờ thêm con mẹ IN-TỜ mới gay
Có gì mà đắm với say
Suốt đêm sờ sịt,suốt ngày KÍNH ĐEO !

Làng Hóp 15-5-2013 T.D




NỖI BUỒN NÔNG NGHIỆP VN



Sau 24 năm 'cường quốc', Việt Nam có gì?

Vì sao tiếng kêu của người làm nông nghiệp không "rầm rộ" như lĩnh vực khác trong thời điểm đầy khó khăn, nguy nan? Phải chăng là do "Bộ trưởng hiền quá!", như nhận xét của đại biểu Trần Hoàng Ngân?

Đã khá lâu, người nông dân và những ai quan tâm đến nông nghiệp - nông thôn mới nghe được những lời chất vấn sắc nét, rõ vấn đề như đại biểu Trần Hoàng Ngân với Bộ trưởng Bộ NN - PTNT Cao Đức Phát! Dù rằng, hàng loạt vấn nạn của ngành NN - PTNT lâu nay cứ "đến hẹn lại lên", thậm chí ngày một trầm kha.

Trầm kha và xót xa nhất là lúa nông dân làm ra bán không được, ế thừa khắp nơi. Trả lời chất vấn của phóng viên làm sao đảm bảo cho nông dân lãi 30% như yêu cầu của Chính phủ, ông chủ tịch Hiệp hội lương thực VN, kiêm TGĐ Tổng Công ty lương thực miền Nam đã cáu kỉnh: "Lúc này chỉ nói bán được hay không thôi! Không bán thì đem cho vịt ăn!".

Sau 24 năm, tức gần 1/4 thế kỷ, nông dân VN được xưng tụng như những anh hùng đã đưa đất nước từ chỗ nhập khẩu lúa gạo lớn, thành quốc gia xuất khẩu lúa gạo thứ hai thế giới.

Ngược dòng lịch sử, cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, VN và Myanmar từng là hai quốc gia xuất khẩu gạo lớn ở châu Á. Do hoàn cảnh chiến tranh, xung đột, hai nước vắng bóng suốt thời gian dài.

Đến năm 1989, nhờ công cuộc Đổi mới, cụ thể là Khoán 10 và Chỉ thị 100, VN đã "xuất thần" trở lại ngôi vị cường quốc xuất khẩu lúa gạo trước sự ngỡ ngàng của thế giới và cả chính chúng ta.

Thành tựu này vĩ đại đến mức, suốt hàng chục năm sau đó, trong báo cáo thành tích của các ngành đều có câu "góp phần đưa đất nước thành cường quốc xuất khẩu gạo"! Ngành NN- PTNT, Hội Nông dân VN viết vào báo cáo như vậy còn có lý. Nhưng nhiều ngành chẳng dính dáng đến nông nghiệp cũng "chia sẻ" thành tích này với niềm tự hào to lớn.

Nhắc lại để thấy rằng, thành tích kỳ diệu sau khi trở lại ngôi "cường quốc" lúc ấy có tác động to lớn không chỉ về kinh tế, mà lan rộng ra tất cả các lĩnh vực khác.

Tuy nhiên, ánh hào quang lấp lánh của ngôi vị đã lụi tàn vào giai đoạn sau. Đến hôm nay, nếu không chấp nhận bán đổ bán tháo, nông dân phải "để cho vịt ăn", thì quả là đáng buồn!

Bộ trưởng Cao Đức Phát. Ảnh: Minh Thăng

Không chỉ cây lúa "chịu đời đắng cay"
Năm 2012, ngành NN - PTNT được xem là "điểm sáng" vì đã làm trụ đỡ cho nền kinh tế gặp khủng hoảng. Kim ngạch xuất khẩu vẫn cao hơn năm trước.

Nhưng cái giá phải trả cực đắt: Nông dân càng làm ra nhiều sản phẩm càng lỗ! Càng xuất khẩu càng khó khăn. Những đồng ngoại tệ mang về cho đất nước lúc khủng hoảng quý giá vô ngần chính là mồ hôi, nước mắt của nông dân.

Không chỉ người trồng lúa, mà cả người chăn nuôi, trồng cây trái, hoa quả, rau màu, v.v... Mặt trận nông nghiệp gần như đều chung số phận thua lỗ! Báo chí phản ánh nhiều đến nỗi nhàm chán. Một số chính sách, chương trình đã được đưa ra nhưng gần như chưa có tác dụng.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân trong phiên chất vấn tại Quốc hội ngày 12/6 đã "nói hộ" nỗi lòng của người nông dân. Theo ông, trong khi các ngành gặp khủng hoảng như bất động sản người ta lăn xả, đánh động, sùng sục tìm giải pháp, kiến nghị Chính phủ, đưa ra Quốc hội... thì tiếng kêu của người làm nông nghiệp tắt lịm trước khi đến cấp cao!

Tại các kỳ họp trước, ở cơ sở người làm nông nghiệp lo toan mất ăn mất ngủ, thua lỗ, phá sản, tuyệt vọng..., còn chương trình nghị sự của Quốc hội vẫn thường xuyên đề cập đến những biện pháp, gói cứu nguy cho bất động sản!

Vì sao tiếng "kêu cứu" của người làm nông nghiệp không "rầm rộ" như lĩnh vực khác trong thời điểm đầy khó khăn, nguy nan? Phải chăng là do "Bộ trưởng hiền quá!", như nhận xét của đại biểu Ngân?

Nông nghiệp đang đi về đâu?


Ở Hà Lan, 1 ha đất nông nghiệp đem lại 40.000 USD/năm. Gần với nước ta là Đài Loan, mỗi ha hàng năm đạt 12.000 USD.

So sánh hiệu quả với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác về hiệu quả thì không khỏi khập khiễng. Song điều cần nói là một nền nông nghiệp cứ "giậm chận tại chỗ" và thụt lùi mãi về hiệu quả sản xuất thì không thể gọi là bình thường, nếu không nói là bất thường!

Không chỉ cây lúa "chịu đời đắng cay"

Sau 1/4 thế kỷ trở lại ngôi vị, khả năng cạnh tranh của hạt gạo VN không những vẫn thua xa Thái Lan, mà còn thua luôn cả những "cường quốc" mới nổi như Ấn Độ, Myanmar. Và thua luôn cả gạo của Campuchia, quốc gia mới làm ra lúa gạo đủ ăn mấy năm nay!
Cũng sau 1/4 thế kỷ sản xuất gạo bán ra thế giới, ngoài thành tích sản lượng ngày càng tăng, VN vẫn chưa thật sự có được thị trường của mình. Chỉ cần một quốc gia nhỏ như Campuchia tham gia xuất khẩu cũng khiến cho sản phẩm của chúng ta điêu đứng, xiêu vẹo.

Những tiến bộ mới trong canh tác như cơ giới hóa, kỹ thuật, chăm sóc, v.v... đã giúp tăng năng suất. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất, bao trùm nhất là tổ chức sản xuất nền nông nghiệp hiện đại, kết nối với nhu cầu, thị trường của thế giới gần như chưa có kết quả đáng kể.

Những tiếng nói về cải cách, tổ chức lại nền Sản xuất nông nghiệp cũng "đến hẹn lại lên", như điệp khúc "được mùa mất giá", chỉ có tác dụng "thuốc an thần" tạm thời. Sau đó, đâu lại vào đấy!

Rõ ràng, vị tư lệnh của ngành Nông nghiệp không thể "hiền quá" như nhận xét của đại biểu Trần Hoàng Ngân! Bởi ông là người đứng mũi chịu sào cho số phận của gần 70% dân số là nông dân; của một ngành sản xuất nền tảng của nền kinh tế đất nước!

>> Cả ngàn người tràn vào rừng đầu nguồn chặt phá, giành đất
>> Tự ý, ngang nhiên ra đường điều khiển xe cộ
>> Nhiều 'ma men' chống đối CSGT trước quán nhậu

    Duy Chiến

CHÂN DUNG MÙA HẠ

 TRỜI ƠI NÓNG QUÁ !!!

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

CA DAO - CA THÁN

CHỈ CÓ "ÔNG ĐỒNG"



Cái gì cũng "CỦA NHÂN DÂN"
Nhưng nào dân có được mần chi đâu
Hỏi quyền thì "CỦA" càu nhàu
Hỏi lợi thì "CỦA" lắc đầu rằng "KHÔNG !"

Xem ra chỉ có "ÔNG ĐỒNG"
Cúng cho thì "CỦA" hài lòng mà thôi !

Làng Hóp  13-6-2013 T.D                                                               

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

TẦM TRÔNG 2


TẦM TRÔNG 2


 


Tưởng rằng biển rộng bao la
Ngờ đâu cũng chỉ bằng ba đồng tiền
Tưởng rằng biển mãi dịu hiền
Ngờ đâu phải hứng sóng điên,gió cuồng  !

Làng Hóp 10-6-2013 T.D

NHẬT KÝ



NHẬT KÝ 9-6-2013



Lâu lâu vợ lại bỏ đi...
Một mình tự hỏi: “Ăn gì hôm nay?”

Có vợ thường trực cũng hay
Sẽ không phải nghĩ “Hôm nay ăn gì” !

Làng Hóp 9-6-2013 T.D