Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

ÔNG VÀ CHÁU NGÀY TẤT NIÊN DƯƠNG LỊCH 2011


CHÁU VẼ ÔNG GIỐNG QUÁ CƠ  TRÒN NHƯ MẶT CHIẾC ĐỒNG HỒ BIC BEN
TỐI HẬU THƠ
(gởi chú Ngôi)

Chắc hẳn là ngươi quyết ngó nhà
Mặc dù đường đất rất là xa…
Lợn đang long móng đành ăn cá
Gà bị hờ-năm – đếch chén gà
Rượu Hóp không còn thì lọc nước
Hoa hồng đắt quá,tạm trông hoa…
Thăm nhau đâu quản phần ăn uống
Chú cố tình sang…cứ đến ta !

Phố Hóp ngày tất niên dương 31-12-2011 T.D

THANH DẠ 2011 TRONG MẮT HỌA SĨ PHẠM QUANG HUYNH

MÌNH MÀ NHƯ THẾ NÀY Ư?  CÓ MỒN MÀ LẠI CỨ NHƯ KHÔNG MỒM !

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

ĂN MẶC NGƯỜI GIÀ

Một bát canh cua,mấy quả cà
Cũng thành bữa “nhắm”của riêng ta
Cứ ăn lắm thịt thành ra “Gút”
Cứ mặc đồ Tây khó giặt là !

Phố Hóp 30-12-2011 T.D
NỖI LO ĂN UỐNG

Ăn uống bây giờ thật khó ghê
Tiền đâu ăn phở thịt Cô-bê*
Con cua con cáy thành con…hiếm
Con ruốc,con rươi…hóa lạ,hề !

Công nghệ ngày nay thật cũng ghê
Bao nhiêu đồ thối tảy mùi đi
Chế thành đặc sản mời ông Vip
Ông Vip khen rằng “ấy miễn chê !”

Nghĩ đến sau này lại thấy ghê
Cái mùi công nghiệp khiến ta mê
Ăn đồ công nghiệp,ăn đồ giả
Ta hóa người Ngô,lú nẻo về !

Chợ Hóp 30-12-2011 T.D
 *thịt bò Nhật bản
LỜI TRÁCH NGƯỢC ĐAU LÒNG (2)
(truyện ngắn ngắn của Thanh Dạ)

         Tin con trai cưng không trúng tuyển vào trường THPH chưa kịp nguôi ngoai ,thì bố ông Việt - cụ Đại - lại vội vã dứt áo ra đi khỏi thế gian này.Hôm nay,trước hương án cúng ba ngay,lòng ông rối bời tâm sự.Đứng trước bài vị người cha đã từng là thủ trưởng cao nhất ở địa phương,lại là người thọ nhất làng(cáo phó ghi rõ hưởng thọ 94 tuổi) lòng ông rưng rưng cảm động khấn rằng:
         "Khổ thân bố ! Gía bố chết sớm vài năm thì có đỡ hơn không ? Khi con còn đương chức ấy.Vòng hoa chắc cũng nhiều hơn ; Và phong bì cũng phải là tiền tỷ.Bây giờ chỉ có hoa thôi thì làm được cái gì hở bố ? hu…hu !!!"
        Chưa vái xong,ông thấy mắt mình hoa lên khi nhận ra phía sau linh vị, một phụ nữ tóc dài,râu dài,hao hao giống mặt đứa con gái lớn (nó vốn dĩ giống cụ Đại như đặt) vuốt râu,hắng giọng cụ:
        " Này thằng nghịch tử kia ! Suốt đời ta hi sinh mọi thứ để lo cho mi cái chức văn phòng của Huyện làm chỗ tiến thân .Đến giờ ta vẫn ở  nhà cấp 4 ,vợ chồng ăn một suất lương, ta chưa phải nhờ ngươi một cắc,một đồng.Giờ đây ta cũng chỉ có hương hoa là quý lắm rồi .Còn ngươi thì lúc nào cũng chỉ có tiền và tiền thôi .Ngươi tham nhũng đến mức phải khai trừ khỏi đảng,phải đuổi về trước hạn về hưu ,mà chưa lấy làm nhục hay sao.Đáng lẽ ta còn thọ thêm vài năm nữa.Song, thất vọng vì ngươi quá..mà đi sớm cho rồi.Đáng lẽ ngươi phải ngồi bóc lịch trong nhà tù mới phải.Song cũng vì ta mà ngươi vẫn được tù treo…như những dự án treo mà các ngươi vẽ bừa ra đó…nghe không.Hãy rờ cái thần hồn đó;Nghe con !"
Thì ra cụ đã nhập vào đứa cháu gái yêu của cụ để nói ra những điều gan ruột này.
     Ông Việt vã mồ hôi như thể toát dương,nằm vật ra nền nhà trước án,ngất đi.Mọi người thấy vậy,vội vàng thu xếp đưa ông đi viện cấp cứu.Trước khi ra xe,Ông còn thều thào dặn lại: “Nhớ chạy cho tôi cái chế độ liệt sĩ…Nghe không?!”...

Phố Hóp ngày cuối đông Tân Mão 15h15’ ngày 29-12-2011 T.D 


CẤP CỨU…CẤP CỨU !
 (thơ mời thi hữu họa chơi)

Hôm nọ đi chơi,gặp một người
Tuổi chừng đầu 6 ,đít chơi vơi
Nói năng,thưa gửi nền ngôn hạnh
Cử chỉ khoan thai,nếp tính trời
Vừa giỏi văn thơ,tài đối đáp
Lại ham hội họa,thích đàn môi…
Giữa làn thu thủy,thuyền tôi đắm
Ơí xóm làng ơi ! Cấp cứu tô…ô…i…tôi !!!

Viết tại Hồng -- Thiên –Vân dạ hội đêm Nô-en 25-12-2011
MỘT MÌNH & HAI MÌNH

Một mình – chỉ có một mình
Cô đơn như thể hành tinh lạc loài
Mình và mình nữa là hai
Sẽ thành nguồn cội tương lai của mình !

Phố Hóp 12h25’ ngày 30-12-2011 T.D

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

TRẢ LỜI CHÚ ANH NGÔI
(họa bài “Gửi bác Thanh Dạ”)

Chợ họp ngày đêm ở trước nhà
Dẫu rằng đi bộ cũng không xa
Lợn,bò đang lở mồm,long móng
Gà vịt còn kiêng bệnh cúm gà
Làng Hóp lâu rồi không nấu rượu
Ruộng Lơ mới xuống chửa đơm hoa
Thôi đành hẹn chú chờ khi khác
Hãy để ta sang…Chú tiếp ta !

Phố Hóp cuối đông Tân Mão 2011 T.D

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

THIẾU BẠN
(thơ mời họa)

Có vợ và con...đủ cả rồi
Chỉ còn thiếu bạn để…giao bôi*
Suốt ngày sờ mó trên bàn phím
Cả buổi xoay quanh giữa ghế ngồi
Đầu óc mông lung mơ với mộng
Văn thơ mê mẩn vẽ nên vời
Hỏi đời còn có người như tớ
Hãy gắng về đây – tớ kính mời !

Địa chỉ liên hệ :xóm TRIANCUOCDOI.BLOGSPOT.COM
*cùng uống rượu,làm thơ
SAY TỈNH,TỈNH SAY
(họa bài Đông Sơ của Tạ Anh Ngôi)

Nhớ Bụt lên chùa kiếm chút may
Nào cô,nào cậu cũng theo bầy
Cổng chùa chật chội,người đông đúc
Hương án mịt mù khói ngút bay
Yêu nước bao người mong vận nước
Thương mình lắm kẻ ước tình mây
Ước mong,mong ước-cần mong ước
Say tỉnh,tỉnh say-cứ tỉnh say…!

Phố Hóp 13h 28-12-2011 T.D

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

BẢN TIN VỀ GỐM CHO VĂN-LƯU XEM

Thứ Ba, 27/12/2011 - 14:24
Cần Thơ:
Đặc sắc hơn 200 di vật gốm Việt Nam
(Dân trí) - Sáng nay 27/12, Bảo tàng TP Cần Thơ khai mạc triển lãm “Gốm Việt Nam qua sưu tập Võ Minh Mẫn và Trần Quốc Đoàn” với nhiều di vật cổ được làm bằng gốm hết sức đa dạng và độc đáo.
Tại buổi lễ khai mạc, BTC khẳng định, Việt Nam được xem là một trong những cái nôi của nghề gốm thế giới. Từ những nguyên liệu thô sơ truyền thống là đất, nước và lửa nhưng với óc sáng tạo và bàn tay tài hoa của người thợ mà tâm hồn dân tộc thấm đẫm trong từng sản phẩm. Có thể nói gốm Việt Nam đã kết tinh đặc điểm văn hóa của một quốc gia có nhiều cộng đồng dân tộc: đa dạng, phong phú mà vẫn đậm đà bản sắc.
Hai nhà sưu tầm Võ Minh Mẫn và Trần Quốc Đoàn là những người có tâm huyết với sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, từ nhiều năm qua đã bỏ nhiều công sức và tiền của để tập hợp những di vật thuộc các dòng gốm trên cả nước.
Đông đảo khách đến xem triển lãm gốm 3 miền Việt Nam
Tại buổi triễn lãm, Bảo tàng TP Cần Thơ giới thiệu hơn 200 tư liệu, hiện vật thuộc các dòng gốm tiêu biểu ở các vùng miền như: gốm Chu Đậu, Bát Tràng của miền Bắc; gốm Ô Châu, Quảng Đức của miền Trung; gốm Cây Mai, Lái Thiêu, Biên Hòa ở miền Nam. Đó là những chiếc bát, lọ, bình hoa, nậm rượu, ống bút, bình vôi, dĩa trái cây, cua, cá… Các di vật được sắp xếp theo chủ đề thể hiện vai trò, chức năng của nó trong cuộc sống cư dân: gốm trong kiến trúc, gốm trong tín ngưỡng thờ cúng, gốm gia dụng, gốm trang trí.
Trong từng chủ đề, khách xem sẽ dễ dàng nhận biết phong cách gốm của từng vùng: nét nhuần nhị, tinh tế của gốm Bát Tràng,Chu Đậu; vẻ khỏe khoắn, mộc mạc của gốm Ô Châu, Quảng Đức hay vẻ duyên dáng, hồn nhiên, tươi tắn của gốm Cây Mai, Lái Thiêu, Biên Hòa.
Các nhà sưu tầm cho biết, thông qua triển lãm muốn phản ánh phần nào sự phong phú, đa dạng của di sản văn hóa Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc, đặc biệt là di sản gốm Việt Nam.
Triển lãm nhằm chào mừng năm mới 2012, mừng Tết cổ truyền Nhâm Thìn của dân tộc, mừng Đảng tròn 82 tuổi, kỷ niệm 8 năm TP Cần Thơ trực thuộc Trung ương. Triển lãm diễn ra từ ngày 27/12/2011 đến 16/4/2012. 
Cùng xem những hình ảnh gốm 3 miền Việt Nam qua ghi nhận của PV Dân trí tại triển lãm:
Công nhân đang tỷ mỹ vẽ những tiết họa cho các bình gốm
Gốm Việt Nam với đủ loại hình dạng có các tiết họa độc đáo 
Huỳnh Hải

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

GIỚI THIỆU NGƯỜI MỚI NHẬP CƯ XÓM TRI ÂN CUỘC ĐỜI

XƯA LÀ CÁN BỘ THI ĐUA-CỦA HUYỆN NAM-SÁCH ĐÃ THỪA NĂM HƯU

VĂN CŨNG YÊU,THƠ CŨNG YÊU.VẼ VỜI GIUN DẾ CŨNG ĐIỀU HAY HO.ĐÃ TỪNG THEO NGHIỆP NHÀ NHO.HẾT THỜI  ĐÀNH PHẢI NẰM CO Ở NHÀ.BIẾT ĐỜI CÓ XÓM TRI...CA.VỘI VÀNG VÙNG DẬY CHẠY RA,NHẬP VÀO

Chào cư dân mới – Anh Ngôi
Mới vào nhập tịch ,được ngồi riêng mâm
Biết ơn Lý trưởng quan tâm
Ra mắt làng xóm…phải hầm món ngon
Bưng lên mời mọc bà con
Không thì có bữa nhừ đò..òn nghe không?


Trương tuần Làng Aỏ Tri Ân 26-12-2011 Trạch Văn Đoành
RƯỢU CẦN GIỮA PHỐ
(tặng bạn thơ Nguyễn Trác Hùng
Phạm Quang Huynh và…mọi người
Uống rượu)

Bạn từ miền núi mang cho
Rượu cần một hũ vừa to,vừa đầy
Trà tam,rượu tứ mới hay
Vội vàng điện gọi các say-cổ-phần
Người đã thân,người mới thân 
Có nam,có nữ quay quần bên nhau
Mồi thì chẳng có gì đâu
Lạc rang,củ đậu,giò trâu…mua về
Vít cần – vít nỗi say mê
Niềm vui nỗi khổ giãi giề cùng nhau
Bao nhiêu vui sướng,buồn đau
Hòa vào hy vọng sắc mầu tương lai...
Đi cùng nhịp bước lai rai
Nghe chừng chuếnh choáng cả vai lẫn đùi


Cùng nhau,san sẻ chút vui
Một làn hương núi,một mùi phố xưa
Nỗi gì như nỗi đón,đưa
Đón Rồng sắp đến;Tiễn đưa Mèo về...


 tp Hải Dương 25-12-2011 TD





Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011

CHÚC MỪNG GIÁNG SINH AN LÀNH VUI VẺ



LỄ GIÁNG SINH TẠI XỨ CỔ-NHUẾ NAM-SÁCH HẢI-DƯƠNG
VỢ GHEN
(tặng Đ.Đ.T-tác giả bài Nằm Riêng)

Xưa thì ghen với Nàng Thơ
Giờ ghen với Mạng-In-Tờ mới gay
-Có gì mà đắm với say
Suốt ngày sờ soạng,suốt ngày…kính đeo?

Phố Hóp Nô-en 24-12-2011 T.D
TRÁCH LẠI
(gửi MT-tác giả bài Trách ông Thanh Dạ )

Sướng lắm cho nên ắt khổ nhiều
Luật đời nhân quả vẫn cao siêu
Trách người thấy khổ mà không tránh
Tưởng sướng nên rằng vẫn cố đeo

Tưởng sướng nên rằng vẫn cố đeo
Bon bon xe máy vượt Ba – đèo
Coi chừng lưng dốc thì long gối
Đã có bao người ngã chổng khoeo


Phố Hóp Nô-en 24-12-2011 TD


CÂY KHẾ NHÀ TÔI

Cây khế nhà tôi lại được mùa
Qủa thì lúc lỉu vị thì chua
Ai còn ăn dở xin mời đến
Tôi biếu không chùm...đếch phải mua

Địa chỉ liên hệ: NGUYỄN V CUỘI làng MÂY,xã GIÓ huyện NGÓ,tỉnh TRÔNG nước SÔNG,khối BIỂN


Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

THƯ NGỎ
Kính gởi BQT xóm TRI ÂN CUỘC ĐỜI
(Nhờ bác Thanh Dạ chuyển giùm)

Tôi tên là Tạ Anh Ngôi
Tham gia công tác lâu rồi…về hiêu(hưu)
Ngày xưa cưa cẩm loại xiêu
Bây giờ vợ quản sớm chiều hiền ra
Gốc người Nam sách quê ta
Nhà ngay thị trấn vào ra cũng gần
Nếu thành dân xóm Tri-Ân
Nguyện mang thể xác,tinh thần góp vui

Phố Hóp 16h00’ 23-12-2011
Thanh Dạ -anh quân bưu vui tính

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

NGHĨ VỀ CHỨC TƯỚC,DANH VỊ

 LÀ BÁC…
(Người là cha,là bác,là anh…-Tố Hữu)

Bác là bác của muôn người
Bác là bác của muôn đời cháu,con
Bao nhiêu danh vị vàng son
Nào hơn tiếng “BÁC…”nước non gọi Người !

Phố Hóp 21h35’ ngày 22-12-2011 (28-11-Tân Mão)

VÀI HÌNH ẢNH KỶ NIỆM 426 NĂM NGÀY MẤT (28-11-ẤT DẬU 1585) CỦA NHÀ TIÊN TRI NGUYỄN BỈNH KHIÊM TẠI VĨNH-BẢO HẢI-PHÒNG

KHU MỘ CÁC CỤ THÂN SINH CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM
TẤP NẬP NGƯỜI VỀ LỄ BÁI
THƯ PHÁP TRONG NGÀY LỄ
CHỦ TỊCH HỘI THƠ HẢI-DƯƠNG DÂNG HƯƠNG
CỔNG VÀO KHU TƯỞNG NIỆM
NHÀ TƯỞNG NIỆM NGUYỄN BỈNH KHIÊM
CỔ ĐƯỜNG-NHÀ DẠY HỌC CỦA THÀY NGUYỄN BỈNH KHIÊM
NGUYỄN BỈNH KHIÊM GẶP GỠ,THĂM HỎI DÂN TÌNH
DÂN LÀNG  MỪNG VUI RA ĐÓN
VƯỜN TƯỢNG MÔ TẢ CẢNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM VỀ QUÊ

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

CÂU ĐỐI MỪNG NĂM MỚI DÁN CỬA NHÀ CƯ DÂN  LÀNG VĂN HÓA TRI-ÂN


HOA ĐẸP LÊN HƯƠNG CHỜ TẾT ĐẾN
HIỀN NHÂN KHAI BÚT ĐÓN XUÂN VỀ



PHỐ HÓP  21-12-2011 NGUYỄN THANH DẠ KÍNH TẶNG 

SUỐT ĐỜI…

Suốt đời đi tìm cái mới
Suốt đời đi tìm cái hay
Suốt đời mong mình tiến tới
Ta đi thâu đêm, tận ngày…

Ngày mai,ngày mai,ngày mai
Nghĩa là mênh mông,vô tận
Nghĩa là tương lai,tương lai
Nghĩa là đi tìm sự thật

Sự thật có còn hay mất
Ở nơi thật sự kiên trì
Ở tấm lòng người hành khất
Xin đời một chút tư duy...




phố Hóp 15h30' 21-12-2011 TD
LẠI MỜI ĐỐI

Sau khi được dân xóm Tri Ân cho “đối rình” và hưởng ứng đối lại những câu về Phố Hóp, Chợ Tranh…Tạ Anh Ngôi có nhờ Thanh Dạ chuyển tới
Toàn Xóm lời cảm ơn chân thành và lòng mong muốn được nhập tịch làm cư dân của Xóm.Tiếp sau đây Tạ Anh Ngôi cũng xin góp dần “cổ phần” của mình với Xóm bằng 2 câu mời đối này:

Câu 1:ĐẼO ĐÁ NÊN NGƯỜI CHO ĐÁ ĐẼO
Câu 2:BÀ SÀNH ĐEO SỨ TRÊN CHÙA GỐM,NHẦM TƯỞNG SỨ ĐEO

Thỉnh các tiên sinh hãy đối !

Phố Hóp 9h20’ ngày 21-12-2011 Tạ Anh Ngôi 

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

TẠ ANH NGÔI TỰ ĐỐI:
Câu 1
Vế ra:Về làng Hóp,uống rượu Hóp,nhắm măng tre Hóp,thở hí hóp
Vế đối:Đến trạm Trôi,ăn cá trôi,cuốn bánh tráng trôi,nói cho trôi
Câu 2
Vế ra:Qua bến Tranh,bán tranh tết,mải uống nước chanh,người tranh nhau mua hết 
Vế đối          :Đến chợ Tình,kiếm tình yêu,giỏi tán chuyện tình,gái tình nguyện theo không

TẠ ANH NGÔI ĐỐI ĐỖ ĐÌNH TUÂN:

Câu 1:
-vế ra: Tết tung tăng,xuân xúng xính,hội hè…sum họp (Đ.Đ.T)
-vế đối:
           *Rằm rối rít,Hạ hân hoan,Đình đám... tưng bừng(T.A.N)
           **Ngày ngẩn ngơ,tối thẫn thờ,nhớ nhung…da diết(T.A.N)
Câu 2:
-vế ra :Trai trắng trẻo,gái gọn gàng hò hát…giao duyên(Đ.Đ.T)
-vế đối:Gìa giỏi giang,trẻ tiên tiến,họp hành…đối đáp(T.A.N)


Phố Hóp 12h30’ ngày 20-12-2011 TD&TAN

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2011

CHÚC SỚM TRI-ÂN
 (THƠ THÁCH HỌA)

Mão đi,Thìn lại,chúc Tri-Ân
Đã mới càng thêm sự cách tân
Rồng lượn trên trời,rồng bám đất
Cùng vào Làng Ảo,đón tân xuân

Phố Hóp 19-12-2011 T.D
CÂU ĐỐI CHÚC MỪNG THÀY MẠNH

XÂY NHÀ MỚI,ĐÓN DÂU HIỀN,CÓ NHIỀU TIỀN, THÊM MẠNH KHỎE
VIẾT VĂN TRẺ,LÀM THƠ HAY,KHÔNG PHẢI VAY,CÒN CHO MƯỢN

Phố Hóp 12h05’ ngày 19-12-2011 (25-11- Tân Mão) kính tặng

MỘT CÂU ĐỐI VUI CÓ ẢNH MINH HỌA LẤY TỪ VNTHIDAN.NET

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011


ĐỐI XUÂN-THẢO

Câu ra : PHẬT THÁNH ĐỘ TRÌ TÂM THÀNH KÍNH (x.thảo)
Câu đối:CHA ÔNG PHÙ HỘ LỘC THĂNG HOA (thanh dạ)

Phố Hóp 18h30’ 18-12-2011 .T.D

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011


VÀI LỜI CỦA TẠ-ANH-NGÔI

Kính thưa thày Đỗ Đình Tuân.Và nhân dân xóm Tri Ân chúng mình.Gọi là đáp tấm thịnh tình.Cũng xin nhờ chuyển “đối rình” mấy câu:
             -Thày Tuân ra: “Tết túng tiền tiêu tìm táo tác”
             -Em đối là: Tháng thêm thiệp thết thấy thăng thiên
Em cũng mạn phép thách đối vài câu:             
   -Về làng Hóp,uống rượu Hóp,nhắm với măng tre Hóp,say sỉn thở hí hóp
    -Qua bến Tranh,bán tranh tết,mải uống nước chanh,mọi người tranh nhau lấy hết

                     Tạ Anh Ngôi kính mời đối !

Phố Hóp 11h00’ 17-12-2011 Tạ Anh Ngôi & Thanh Dạ

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

TÌM HIỂU KIẾN THỨC CÂU ĐỐI



CÂU ĐỐI
Câu đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau nhằm biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Nên lưu ý là từ đối () ở đây có nghĩa là ngang nhau, hợp nhau thành một đôi. Câu đối là một trong những thể loại của Văn học Trung QuốcViệt Nam.
1. Nguồn gốc

Câu đối có nguồn gốc từ người Trung Quốc. Người Trung Quốc gọi câu đối là đối liên (對聯) nhưng tên gọi xưa của nó là đào phù (桃符).
Câu đối được xem là tinh hoa của văn hóa chữ Hán, người Trung Quốc quan niệm: "nếu thơ văn là tinh hoa của chữ nghĩa thì câu đối là tinh hoa của tinh hoa"
Đối liên
có lịch sử ra đời cách đây khoảng 3000 năm, nhưng theo Tống sử Thục thế gia (宋史蜀世家), câu đối đầu tiên được ghi lại do chính chúa nhà Hậu Thục (934-965) là Mạnh Sưởng viết trên tấm gỗ đào vào năm 959
Nguyên bản:
新年納餘慶

嘉節號長春

Phiên âm:
Tân niên nạp dư khánh
Gia tiết hiệu trường xuân

Dịch thơ:
Năm mới thừa chuyện vui
Tiết đẹp xuân còn mãi
2. Những nguyên tắc của câu đối

Khi viết câu đối, nếu chọn được câu chữ tuân theo nguyên tắc sau thì đôi câu đối được gọi là chỉnh đối hay đối cân.
a). Đối ý và đối chữ

Đối ý: hai ý đối phải cân nhau mà đặt thành 2 câu sóng nhau.
Đối chữ: phải xét 2 phương diện thanh và loại.
- Về thanh: thanh bằng đối với thanh trắc và ngược lại.
- Về loại: thực tự (hay chữ nặng như: trời, đất, cây...) phải đối với thực tự; hư tự (chữ nhẹ như: thì, mà, vậy, ru...) phải đối với hư tự; danh từ phải đối với danh từ, động từ phải đối với động từ; nếu vế đối này có đặt chữ Nho thì vế kia cũng phải đặt chữ Nho...
b). Vế câu đối

Một đôi câu đối gồm hai câu đi song nhau, mỗi câu là một vế. Nếu câu ấy từ một người sáng tác gọi là vế trênvế dưới. Nếu một người nghĩ ra một vế để người khác làm vế kia thì gọi là vế ravế đối.
Khi một câu đối do một người làm ra cả hai vế, thì chữ cuối, vế trên, câu bên phải (khi treo) là thanh trắc; còn chữ cuối, vế dưới, câu bên trái là thanh bằng.
c). Số chữ và các thể câu đối

Số chữ trong câu đối không nhất định, theo số chữ và cách đặt câu có thể chia câu đối ra làm các thể sau:
Câu tiểu đối: là những câu 4 chữ trở xuống.
Câu đối thơ: là những câu làm theo lối đặt câu của thể thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn.
Câu đối phú: là những câu làm theo các lối đặt câu của thể phú, gồm có:
- Lối câu song quan: là những câu 6 đến 9 chữ, đặt thành một đoạn liền
- Lối câu cách cú: là những câu mà mỗi vế chia làm 2 đoạn, một đoạn ngắn, một đoạn dài
- Lối câu gối hạc hay hạc tất: là những câu mỗi vế có 3 đoạn trở lên.
d). Luật bằng trắc

Câu tiểu đối:
- Vế phải: trắc-trắc-trắc

- Vế trái: bằng-bằng-bằng

Câu đối thơ: phải theo đúng luật bằng trắc của hai câu thựccâu luận trong lối thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn.
Câu đối phú: Chữ cuối mỗi vế và chữ cuối mỗi đoạn phải bằng đối với trắc hoặc trắc đối với bằng. Khi mỗi vế đối có từ 2 đoạn trở lên thì nếu chữ cuối vế là trắc, các chữ cuối các đoạn trên phải là bằng và ngược lại. Nếu đoạn đầu hoặc đoạn dưới có đúng 7 chữ thì đoạn ấy thường theo luật thơ thất ngôn.
3. Phân loại câu đối

A - Câu đối Trung Quốc

Người Trung Quốc phân loại câu đối theo cách dùng và đặc điểm nghệ thuật:
a). Phân loại theo cách dùng

- Xuân liên
(春聯): Câu đối xuân, chuyên dùng vào dịp Tết, gắn ở cửa.
- Doanh liên
(楹聯): Câu đối treo ở cột trụ, dùng trong nhà, cơ quan, cung điện của vua và những nơi cổ kính.
- Hạ liên
(): Câu đối chúc mừng, thường được dùng để chúc thọ, chúc sinh nhật, hôn giá, thăng quan tiến chức, có con, khai nghiệp v.v.
- Vãn liên
(挽聯): Câu đối than vãn, dùng trong lúc ai điệu tử vong.
- Tặng liên
(贈聯): Dùng để tán thán, đề cao hoặc khuyến khích người khác
- Trung đường liên
(中堂聯): Câu đối dùng để treo ở những khách đường lớn, chỗ nhiều người lưu ý, và được phối hợp với bút hoạch (thư pháp).
b) Phân loại theo đặc điểm nghệ thuật
- Điệp tự liên (疊字聯): Một chữ xuất hiện liên tục.
- Phức tự liên
(複字聯): Hai vế có chữ giống nhau nhưng không xuất hiện một cách trùng phức liên tục.
- Đỉnh châm liên
(頂針聯): Chữ nằm phần đuôi của câu đầu lại là chữ đầu của câu sau.
- Khảm tự liên
(嵌字聯): Bao gồm số, phương vị, tiết khí, niên hiệu, họ người, nhân danh, địa danh, vật danh (ví như tên thuốc) v.v.
- Xích (sách) tự liên
(拆字聯): Mỗi hợp thể tự bên trong câu đối tách thành bao nhiêu chữ đơn thể, có người phân ra tinh tế hơn nữa là mở chữ ra (xích tự 拆字), hợp chữ lại (hợp tự 合字), tách chữ ra (tích tự 析字) v.v.
- Âm vận liên
(音韻聯): Bao gồm đồng âm dị tự, đồng tự dị âm cùng với điệp vận.
- Hài thú liên
(諧趣聯): Hàm dung ý nghĩa khôi hài, ẩn kín.
- Vô tình đối
(無情對): Ý nghĩa trên dưới không tương quan một mảy may nào, chỉ chỉnh những chữ, từ. Phần lớn Vô tình đối này ít thấy ý vị, hoàn toàn có thể quy nhập vào Hài thú liên bên trên.
- Hồi văn liên
(回文聯): Đọc xuôi (thuận độc 順讀) hay đọc ngược (đảo độc 倒讀) ý tứ hoàn toàn như nhau.
B- Câu đối Việt Nam

Câu đối Việt Nam được Dương Quảng Hàm phân loại theo ý nghĩa, gồm các loại sau:
- Câu đối mừng
: làm để tặng người khác trong những dịp vui mừng như: mừng thọ, mừng thi đỗ, mừng đám cưới, mừng nhà mới...
Nhất cận thị, nhị cận giang, thử địa khả phong giai tị ốc.

Sống ở làng, sang ở nước, mừng ông nay lại vểnh râu tôm

(Nguyễn Khuyến, viết mừng một chánh tổng trước bị cách chức, sau được phục sự và làm nhà mới.)
- Câu đối phúng
: làm để viếng người chết.
Nhà chỉn nghèo thay, nhờ được bà hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn váy quai cồng,
tất tưởi chân nam đá chân chiêu, ví tớ đỡ đần trong mọi việcBà đi đâu vợi mấy, để cho lão vất vơ vất vưởng, búi tóc củ hành, buông quần lá toạ, gật gù tay đũa chạm tay chén, cùng ai kể lể chuyện trăm năm.
(Nguyễn Khuyến: câu đối khóc vợ)
- Câu đối Tết
: làm để dán nhà, cửa, đền, chùa...về dịp Tết Nguyên Đán.
Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa.

Sáng mồng một, rượu say tuý luý, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà.

(Nguyễn Công Trứ, câu đối làm vào dịp tết lúc còn hàn vi.)
Tết đến không tiền vui chi Tết / Xuân về kết gạo đón chi Xuân.

(Tác giả, câu đối làm vào dịp tết lúc còn hàn vi.)
- Câu đối thờ
: là những câu tán tụng công đức tổ tiên hoặc thần thánh làm để dán hoặc treo những chỗ thờ.
Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ.

Nhân ư bách hạnh hiếu vi tiên.

(Dịch nghĩa: Năm có bốn mùa, mở đầu bằng mùa xuân. Người ta có trăm tính nhưng tính hiếu thảo là cần trước hết) hoặc:
Mở rộng phương Tiên, công tế thế cao bằng Thái lĩnh

Sống nhờ của Phật, ơn cứu người rộng tựa Cẩm Giang

(Câu đối thờ Tuệ Tĩnh ở đền Bia)
Tùng thanh, trúc thanh, chung khánh thanh, thanh thanh tự tại.

Sơn sắc, thủy sắc, yên hà sắc, sắc sắc giai không.

(Câu đối khắc ở chùa Diệu Đức, Huế).
- Câu đối tự thuật
: là những câu kể ý chí, sự nghiệp của mình và thường dán ở những chỗ ngồi chơi.
Chị em ơi! ba mươi sáu tuổi rồi, khắp đông, tây, nam, bắc bốn phương trời, đâu cũng lừng danh công tử xác.

Trời đất nhẻ! gắng một phen này nữa, xếp cung, kiếm, cầm, thư vào một gánh, làm cho nổi tiếng trượng phu kềnh

(Nguyễn Công Trứ, câu đối tự thuật)
- Câu đối đề tặng
: là những câu đối làm ra để đề vào chỗ nào đó hoặc tặng cho người khác.
Nếp giầu quen thói kình khơi, con cháu nương nhờ vì ấm

Việc nước ra tay chuyên bát, bắc nam đâu đấy lại hàng

(Lê Thánh Tông, câu đối đề ở một hàng bán giầu (trầu) nước)
- Câu đối tức cảnh
: là những câu tả ngay cảnh trước mắt.
Giơ tay với thử trời cao thấp

Xoạc cẳng đo xem đất ngắn dài

(Hồ Xuân Hương, vịnh cảnh trượt chân, ngã xoạc cẳng)
- Câu đối chiết tự

(chiết: bẻ gãy, phân tách; tự: chữ): là những câu do sự tách chữ Hán hoặc chữ Nôm ra từng nét hoặc từng phần mà đặt thành câu.
Tự
() là chữ, cất giằng đầu, chữ tử () là con, con ai con nấy?
Vu
() là chưng, bỏ ngang lưng, chữ đinh () là đứa, đứa nào đứa này?
- Câu đối trào phúng
: là những câu làm để chế diễu, châm chích một người nào đó.
Cung kiếm ra tay, thiên hạ đổ dồn hai mắt lại.

Rồng mây gặp hội, anh hùng chỉ có một ngươi thôi

(Câu đối tặng một người chột mắt mới đỗ khoa thi võ)
- Câu đối tập cú
: là những câu lấy chữ sẵn ở trong sách hoặc ở tục ngữ, ca dao.
Gái có chồng như rồng có vây, gái không chồng như cối xay không ngõng.

Con có cha như nhà có nóc, con không cha như nòng nọc đứt đuôi.

- Câu đối thách (đối hay đố)
: người ta còn nghĩ ra những câu đối oái ăm, cầu kỳ rồi người ta tự đối lấy hoặc thách người khác đối. Lối đối này thường sử dụng nghệ thuật chơi chữ, đồng âm dị nghĩa...
Con cóc leo cây vọng cách, nó rơi xuống cọc, nó cạch đến già

Con công đi qua chùa kênh, nó nghe tiếng cồngkềnh cổ lại

(Câu đối có bốn chữ : cóc cách cọc cạch đối với bốn chữ công kênh cồng kềnh)
Có những vế câu đối rất khó đối như:
Cha con thầy thuốc về quê, gánh một gánh hồi hương, phụ tử.

Vế này khó đối vì hồi hương (cũng có nghĩa "về quê") và phụ tử (cũng có nghĩa "cha con") đồng thời lại là tên gọi các vị thuốc.
Vào vụ đông thôn Nam bón phân bắc trồng khoai tây, Sang xuân hạ quyết tâm thu hàng tấn củ.

Vế này cũng khó đối vì đông, tây, nam, bắc (chỉ hướng địa lý) và xuân, hạ, thu, đông (chỉ các mùa ở Việt Nam)
Da trắng vỗ bì bạch

Vế đối này của Đoàn Thị Điểm, hiện nay, có khá nhiều người đối nhưng chưa chỉnh, câu đối đã được đăng ở quyển Thế giới mới được coi là tạm ổn nhất. Câu này là "Tay sơ sờ tí ti" có thể coi là được chăng,câu này có trong "Thế giới mới" Tí cũng là tay, tí ti là một chút xíu, cũng là một từ láy âm tay sơ là tay còn trong sạch, nguyên vẹn. Xin đóng góp thêm một câu đối về câu: "da trắng vỗ bì bạch" "rừng sâu mưa lâm thâm" hay "trời xanh màu thiên thanh" Hiện nay có một câu đối mới đó là: 'con thầy bắt sư tử" do một học sinh cấp 3 vừa tìm ra. Xem ra câu này chuẩn hơn những câu hiện có.
Người viết xin đưa ra 1 vế đối : "Sáng sớm mùa đông, qua cửa phía đông, đến chợ người đông, mua cục thịt đông"
Phong Lưu sưu tầm và biên soạn lại    (Bài này Thanh Dạ copy từ vnthidan.net để xóm ta tham khảo)


Kiến Thức - Thời: Cặp Câu Đối Dài Nhất Việt Nam

CDT viết "
Cặp câu đối  dài nhất Việt Nam, Phi thường - kỳ   quặc, chuyện lạ,kỷ lục,câu đối,việt  nam,thư pháp,dài,k�ch thước,chiều  dài
Cặp đối gồm 2 câu, mỗi câu 50 chữ do 50 nhà thư pháp viết trên lụa vàng nghệ, hai đầu may lụa nâu, dài 54m, rộng 1,2m mỗi câu, trên dưới có trục gỗ tròn đường kính 7cm để treo, được thực hiện trong dịp Hội ngộ ông đồ Việt Nam lần thứ 1, diễn ra tại Khách sạn Hoa Lư (Ninh Bình) vào ngày 21-4-2010.

Cặp câu đối do đại đức Thích Chỉnh Tuệ - Câu lạc bộ thư họa Giác Ngộ sáng tác, có nội dung: "Tràng An linh địa chốn sản sinh vua hiền, hào kiệt phô hùng khí Lạc Hồng xưng Đinh Tiên Hoàng đế uy danh nước Đại Cồ Việt tạo dựng kinh thành Hoa Lư chiêu tài thịnh trị tiếp nối Tiền Lê vương triều điểm hồng chương lịch sử hiển vinh.
Bái Đính đỉnh thiêng nơi hưng trấn cao sĩ hiền nhân giúp thái bình nam hiệu hiền Thánh đức Minh Không quảng bác quốc sư triều Lý mở rộng trung tâm Phật đạo tiếp tăng độ chúng sáng mãi ân lớn tông tổ vững chính giáo pháp tàng chiếu khắp". Đây cũng là câu đối được xem có nội dung dài nhất.
Cặp câu đối này phá kỷ lục của câu đối cũ dài 30m, rộng 2,4m do nghệ nhân Trần Quốc Ẩn thực hiện vào ngày 14-4-2005
PHẢI CHO RA
(thơ mời họa)

Nửa đêm,giờ tý,trống canh ba
Đúng lúc không ai có ở nhà
Bỗng thấy vợ mình gây sự lạ
Không cầm lòng được,phải…cho ra !

Phố Hóp 07h00 16-12-2011 T.D

CHUYỆN VUI CÂU ĐỐI


Một ông nọ có tính thích làm câu đối, hằng ngày ông thường đặt ra cho mình phải nghĩ ra được một câu.

Hôm đó đã là cuối buổi chiều 30 Tết, ông vẫn chưa nghĩ ra được một câu nào, trong lúc đang mải suy nghĩ thì bỗng thấy một con chó sủa rất hăng về phía ông. Ông tức quá, nhưng cũng chợt nảy ra được một câu: “Chiều ba mươi con chó sủa”.
Sáng hôm sau trong lúc đang ngủ nghe thấy tiếng vợ ho nhiều quá nghĩ mà thương, bèn viết luôn: “Sáng mồng một vợ tôi ho”.
Rồi ngay sau đó, đọc lại cả hai vế của câu đối cho vợ nghe, vợ bèn tức giận lôi chồng ra định làm to chuyện vì dám coi vợ như một con chó.
Lúc này ông ta phải vội giải thích:
- “Sáng” đối với “chiều”, “mồng một” đối với “ba mươi”, “vợ” đối với “con”, bà thấy có được không?
Bà vợ tỏ ra cũng xuôi xuôi. Ông nói tiếp:
- “Chó sủa” đối với “tôi ho”. Đấy bà thấy không, tôi ví tôi ho với con chó sủa đấy chứ…
Đến đây bà vợ chỉ còn biết cười…

(Theo khakha.com) Thanh Dạ sưu tầm lúc 0h5' 16-12-2011

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

THƠ MỪNG SINH NHẬT 5 NGƯỜI

Cùng tháng sinh ra được mấy ư ?
Sử , Hà , Kim , Cảnh , với Minh-Tư
Ba trai,hai gái đều…xinh,khỏe
CỤ-XÓM-TRI-ÂN sướng…bỏ xừ !

Phố Hóp 15-12-2011 T.D kính mừng !

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

Ở TRÀ CỔ NHỚ CÀ MAU

Ở TRÀ-CỔ NHỚ CÀ- MAU
THƠ BÊN CỘT MỐC

Biên giới là đây – cột mốc đây
Đất dầy như thế -- sợ gì lay ?
Lòng người đâu giống như là đất
Bởi khó đo lường ; Dễ đổi thay !

 Móng-Cái  11-12-2011 T.D