Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

VỀ CÔN SƠN


VỀ CÔN SƠN



Côn Sơn – mảnh đất hùng thiêng
Niềm chung đã hóa nỗi riêng bao giờ
Sương giăng mờ cả bóng cờ
Tiếng chuông an ủi, lòng thơ nghẹn ngào !

Thông già vươn ngọn lên cao
Người từ muôn ngả xôn xao tìm về
Cầu xin,mong mỏi,giãi giề
Còi xe,loa điện bốn bề âm âm

Chốn này lắng lọc thanh tâm
Cho ta nhận rõ lỗi lầm riêng chung
Chốn đây nam bắc tương phùng
Cho ta sống với anh hùng,vĩ nhân...

Côn Sơn  8/2/2014 (9/giêng/ngọ) T.D

17 nhận xét:

  1. Chốn đây thu bộn kim ngân
    (để cho ai đó muôn phần hả hê)

    Khách thập phương hãy năng về!

    Trả lờiXóa
  2. Thật là mâu thuẫn. Dưới ngòi bút của ông tôi thấy nơi đây rất lộn xộn ồn ã kiểu tả pí lù (Còi xe loa điện bốn bề âm âm) thế mà ngay sau cái câu hỗn tạp âm thanh đó, ông lại viết: (Chốn này lắng lọc thanh tâm) là sao?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thì cái ÂM ÂM ấy cần về đây mà LẮNG LỌC chớ !

      Xóa
    2. Nặc danh nhận xét thật hay
      khiến cho gái bán rau này phải mê!

      Xóa
    3. Bùi Thị Triệu.lúc 00:39 10 tháng 2, 2014

      Lời bình chắc của ông Tuân

      Luôn chê Thanh Dạ.Chê gần chê xa;

      Thanh Dạ nhé,chớ bỏ qua.

      Xóa
  3. Ông Tuân không cần phải nặc danh. Khen chê minh bạch, sòng phẳng. Nhưng thường thì ông Tuân chỉ khen là chủ yếu. Còn chê chỉ là bất đắc dĩ. Bởi im lặng cũng là chê rồi.

    Trả lờiXóa
  4. Tôi đọc thơ của Thanh Da cảm tưởng như một người làm thơ nhưng không được học, ý tứ không ăn nhập, gượng ép, tại sao lại cứ viết ra. Chẳng khác nào "một đàn thặng ngọng..."

    Trả lờiXóa
  5. Nặc danh không nên nặng lời thế.Có người viết hay,có người viết chưa hay,(nếu hay cả thì thành Đỗ Phủ,Lý Bạch hết).

    Theo HN,ai không thích đọc thì thôi,đừng đến nhà người ta nữa.Thế nhé.

    "Nó bảo nhau rằng ấy ái uông" thì cũng không dở.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. NGẠN NGỮ NƯỚC NGOÀI CÓ CÂU : NGƯỜI CHÊ TA ĐÚNG LÀ THÀY TA ,NGƯỜI CHÊ TA SAI VẪN LÀ BẠN TA,NGƯỜI NỊNH TA MỚI LÀ KẺ THÙ

      Xóa
    2. Hình như câu này của thầy Khổng Khâu anh ạ .

      ai chê đúng là thầy.

      Xóa
    3. THANH DẠ CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN THĂM VÀ GÓP Ý THẲNG THẮN . TÔI LÚC NÀO CŨNG MUỐN LÀM BẠN VỚI MỌI NGƯỜI

      Xóa
  6. Khen người mà khen không đúng là làm hại người ta. Chê người mà chê không đúng là tự hại mình. Những thế nào là khen đúng, chê đúng; thế nào là khen sai, chê sai thì cũng khó mà xác định rạch ròi. Chỉ có "lòng công chúng" yêu thơ là luôn lưu giữ những bài thơ hay và loại bỏ nững bài thơ dở. Nhưng thơ hay ít lắm. Nhiều nhà nhà thơ chỉ mong có được một câu để đời mà chưa chắc đã đạt được."Để đời nhớ được một câu / Bạc đầu người viết chắc đâu đã thành" (Huy Trụ ).Còn thơ ngày nay thì quả là quá nhiều và quá nhàm. Không phải là không có thơ hay nhưng nó thường bị pha trộn, che lấp bới rất nhiều thơ dở nên nếu không kiên trì, thiếu may mắn thì chắc chắn không gặp được thơ hay.

    Trả lờiXóa
  7. Em chúc Bác buổi tối thật ấm áp Bác nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn LÃO BẠN nhiều nha . Chúc bạn NHIỀU MAY MẮN TRONG CUỘC SỐNG !

      Xóa
  8. Tôi thấy khen hay chê một ai đó là quyền của độc giả. Cũng như viết thế nào, viết cái gì là thuộc toàn quyền của tác giả. Có người viết hay, có người viết dở đều tùy thuộc khả năng của họ. Ai chẳng muốn viết hay nhưng mấy ai viết được hay? Song dù hay dù dở độc giả đã đến nhà người ta, xem thơ của người ta thì nên trân trọng những đứa con tinh thần của người ta. Vì thế mà khen hay chê cũng nên xuất phát từ cái tâm chân thành, trân trọng đó mới có sức thuyết phục. Nếu chê quá đà hoặc thiếu sự trân trọng tác giả có khi mình lại làm tổn hại đến hình ảnh của chính mình. Tôi thích lời chê đầu của một bạn nặc danh nào đó. Nhưng lại không thích cách chê sau của nặc danh

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em đồng ý với chị,nhưng biết đâu đó lại là nhận xét của 2 người.

      Xóa
  9. Tôi thì không biết nói sao!Chỉ xin trích một đoạn Thiên TRI ÂM trong VĂN TÂM ĐIÊU LONG của nhà phê bình Lưu Hiệp(Thời Nam Bắc Triều-Trung Quốc) để chúng ta cùng tham khảo:
    "...Kỳ lân phượng hoàng khác hẳn hưu hoãng gà rừng.Châu ngọc khác xa sỏi đá.Dưới ánh sáng ban ngày mắt người nhận rõ.Thế mà quan nước Lỗ đã cho kỳ lân là hoẵng.Người nước Sở lấy gà rừng làm phượng hoàng.Dân nước Ngụy lấy dạ quang làm đá lạ.Người nước Tấn lấy đá vụn làm ngọc châu...Đồ vật dễ nhìn còn nhầm lẫn.Văn chương khó rõ ai bảo dễ phân?Văn chương sở dĩ phức tạp là vì nội dung,hình thức nhiều màu lắm vẻ.Người thưởng thức lại thường thiên lệch,ít ai toàn diện.Người khảng khái gặp được âm điệu kích ngang thì vỗ nhịp.Người thích hàm súc gặp được bài văn chặt chẽ cứ theo đi.Người hời hợt thấy văn chương màu mè mà rung động.Người ưa tân kỳ thấy câu thơ lạ là cứ thích nghe.Hợp mình thì ngợi khen.Khác mình thì bỏ mặc.Mỗi người đều lấy cái hiểu(có hạn) của mình mà đo lường sự biến hóa muôn mặt của văn chương.Khác nào chỉ nhìn thấy lề phía Đông mà không thấy lề phía Tây vậy.
    Chỉ có gảy nghìn khúc thì mới rõ được âm thanh Xem nghìn gươm mới hiểu được vũ khí.Muốn đánh giá được toàn diện thì phải có rộng rãi kiến văn.Nhìn núi cao càng hiểu được gò đống.Thấy biển cả mới biết được mương ngòi.Khinh trọng phải vô tư.Ghét yêu đừng thiên lệch.Nhân hậu mới có thể cầm cân nảy mực,trong sáng như gương..."
    (Lưu Hiệp)

    Trả lờiXóa