Cười té ghế hay đau thắt lòng với chữ sửa Truyện Kiều?
(ĐSPL)
– Mỗi từ, mỗi câu trong Truyện Kiều là mỗi viên ngọc long lanh trong
kho tàng ngôn ngữ và văn chương Việt Nam, điều đó có lẽ không cần phải
bàn. Nhưng nay có lẽ phải bàn lại vì có người… chê dở, và đã sửa tới 1/3
tác phẩm!
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ Tài, chữ Mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua mỗi cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Mỗi người thứ có thứ không
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen…”
Chữ Tài, chữ Mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua mỗi cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Mỗi người thứ có thứ không
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen…”
Đọc những câu thơ trên, ắt hẳn người ta sẽ nghĩ: “Sao mang máng như Truyện Kiều, mà sao hình như không phải Truyện Kiều?
Ngôn từ Truyện Kiều đang bị người ta dùng bạo lực can thiệp! |
1/3 kiệt tác bị sửa!
Vâng, nói sao cũng đúng. Là Truyện Kiều cũng đúng, bởi cái gốc là đại thi hào Nguyễn Du viết ra. Nhưng nói không phải Truyện Kiều cũng không sai, vì nó đã được/bị ông Đỗ Minh Xuân, một kỹ sư, sửa đi rồi.
Ngay những câu đầu tiên mở đầu kiệt tác, đã bị ông Đỗ Minh Xuân chọc bút vào. Một câu ông sửa một từ (Trải qua mỗi cuộc bể dâu); còn một câu ông thay đổi hoàn toàn. Chắc chắn những người đã thuộc câu thơ lấp lánh ánh ngọc “Lạ gì bỉ sắc tư phong” của đại thi hào, nay trở thành “Mỗi người thứ có thứ không”, có lẽ không thể nào không bị… sốc phản vệ!
Chuyện cứ tưởng như đùa nhưng lại là có thật 100% ở xứ ta! Xin đừng nóng vội, “dẽ cho thưa hết một lời đã nao” (Kiều - Nguyễn Du). Đó là trong cuộc hội thảo Dòng chảy văn hóa xứ Nghệ - Từ Truyện Kiều đến phong trào Thơ mới, tổ
chức vào ngày 15/12/2012 tại khu di tích Nguyễn Du (Hà Tĩnh), mỗi đại
biểu tham dự được phát một cuốn sách (bản photo) có nhan đề Truyện Kiều Nguyễn Du với tiếng Việt hiện đại, phổ thông, đại chúng và trong sáng, do Đỗ Minh Xuân khảo dịch - NXB Văn hóa - Thông tin in năm 2012.
Ông
Đỗ Minh Xuân, được biết là một kỹ sư. Không rõ kỹ sư gì, nhưng thông
thường danh từ này dành cho giới kỹ thuật, khoa học tự nhiên. Thế nhưng
ông đã “dày công nghiên cứu, nghiền ngẫm, đối chiếu, so sánh…”, và ông
đã sửa hơn 1.000 chỗ trong Truyện Kiều như thế. Cứ cho là mỗi đơn vị sửa sẽ rơi vào 1 câu, thì với Truyện Kiều 3.524 câu, ông Xuân đã sửa đến 1/3 kiệt tác của đại thi hào!
Thật
là ngạc nhiên, chưa nói là việc này có giúp làm cho tác phẩm hay hơn
hay dở hơn, thì việc sửa tác phẩm của người khác là điều xưa nay chưa bao
giờ có trong giới văn chương và kể cả các lĩnh vực học thuật khác.
Trước hết, bởi quyền tác giả và trí tuệ của tác giả đã bị xâm phạm.
Lý do ông Xuân đưa ra là, vì người đọc Truyện Kiều ngày nay, không còn thịnh như trước đây do rào cản về điển tích, từ Hán, từ cổ, từ địa phương…, trong khi đó chữ nghĩa của Truyện Kiều lại rườm rà, trùng lặp, không hay, thiếu logic, trái văn cảnh…, nên ông sửa lại cho phù hợp!
Cười đến… dào mạch Tương!
Nói vòng vo không bằng chỉ ra trực diện. Ngoài câu mở đầu “Lạ gì bỉ sắc tư phong” lấp lánh ánh văn chương đã bị hãm hiếp bởi câu “Mỗi người thứ có thứ không”
đầy cục súc, thì hàng loạt câu, từ, điển cố điển tích… đã bị ông kỹ sư
này ra tay sát hại không thương tiếc. Chiếc cầu Lam, được gọi là “Lam
kiều” một cách thướt tha sang trọng trong câu “Xăm xăm đè nẻo Lam kiều lần sang”, được ông thay bằng từ “đánh liều”, thì quả thật không có sự… liều mạng nào bằng!
“Thời
trân” thì sửa thành “quả ngon”, “sẵn bày” thành “xách tay”, nên câu thơ
miêu tả hành động của Thúy Kiều, một người con gái khuê các với mỗi
động tác đều dịu dàng thanh nhã, cao sang “Thời trân thức thức sẵn bày”, thành ra một hành động dung tục “Quả ngon thức thức xách tay”! Nghe cứ như là nàng Kiều đang ăn trộm trái cây nhà mình cho vào giỏ rồi lén lút mang sang cho tình lang Kim Trọng!
Trộm nghe thơm nức hương lân,"Buồng đào nơi tạm khóa Xuân hai Kiều"! (Đỗ Minh Xuân) |
Nhưng
chưa! Điều đáng sợ là ông Xuân… sợ điển cố điển tích, nên cứ gặp điển
cố là ông cố tình gạt ra và thay vào đó là thứ từ ngữ dung tục của ông!
Cái đài Đồng Tước mà Tào Tháo xây lên để tính vui thú với 2 nàng con gái
sắc nước hương trời Đại Kiều và Tiểu Kiều - vợ của Tôn Sách và Chu Du -
hiện lên trong câu thơ của đại thi hào một cách nên thơ, đẹp đẽ và sang
trọng:
“Trộm nghe thơm nức hương lân
Một nền Đồng Tước khóa Xuân hai Kiều”
Một nền Đồng Tước khóa Xuân hai Kiều”
đã bị ông Xuân hô biến thành “Buồng đào nơi tạm khóa Xuân hai Kiều”, nghe cứ như là cái buồng tạm giam tội phạm hình sự!
Không
thể nào nói hết cái ngô nghê, ngớ ngẩn với hành động “sát phạt điển cố”
đến kỳ dị của ông kỹ sư. Trong đêm gió mát trăng thanh, lửa tình nồng
nàn, chàng thư sinh Kim Trọng cũng muốn thụ hưởng cái thơm tho của xác
thịt người con gái đẹp như hương như hoa. Để giữ tiết trinh, nàng Kiều
đã dẫn chuyện của cặp đôi Thôi Oanh Oanh và Trương Quân Thụy trong “Tây
Sương ký”. Cặp đôi này vì quá yêu nhau mà đã ăn nằm với nhau trước khi
thành hôn, để rồi sau đó chán nhau, bỏ nhau, khiến người đời sau cứ tiếc
mãi cho đôi trai tài gái sắc mà không thành duyên giai ngẫu:
“Ngẫm duyên kỳ ngộ xưa nay
Lứa đôi ai dễ đẹp tày Thôi – Trương
Mây mưa đánh đổ đá vàng
Quá chiều nên đã chán chường yến anh
Trong khi chắp cánh liền cành
Mà lòng rẻ rúng đã dành một bên
Mái Tây để lạnh hương nguyền
Cho duyên đằm thắm ra duyên bẽ bàng…”
Lứa đôi ai dễ đẹp tày Thôi – Trương
Mây mưa đánh đổ đá vàng
Quá chiều nên đã chán chường yến anh
Trong khi chắp cánh liền cành
Mà lòng rẻ rúng đã dành một bên
Mái Tây để lạnh hương nguyền
Cho duyên đằm thắm ra duyên bẽ bàng…”
Ấy thế nhưng ông Xuân sẵn sàng chém ngay cái điển cố:
“Ngẫm duyên kỳ ngộ xưa nay
Lứa đôi từng thấy những ngày trái ngang”!
Lứa đôi từng thấy những ngày trái ngang”!
Nàng
Kiều thông minh tuyệt đỉnh đã lấy truyện "Tây Sương ký" để thuyết phục
Kim Trọng. Như vậy Kim Trọng mới thực sự bị thuyết phục và “Thấy lời đoan chính dễ nghe / Chàng càng thêm nể thêm vì mười phân”.
Còn nay, khi ông Xuân cắt quách đi cái điển cố văn học này, thì có
nghĩa những lời Kiều nói chỉ là lý luận suông của nàng. Thử hỏi trong
đêm gió mát trăng thanh, người yêu như hoa như ngọc, rượu đã ngấm, tình
đã nồng, có ông thánh nào chịu chấp nhận những lời lý lẽ suông của người
yêu như vậy không?
Lệch lạc, ngớ
ngẩn, sai kiến thức, quy chụp… là những thứ nhan nhản trong “bản sửa”
của ông kỹ sư. Vua Thuấn đi tuần thú sông Tương và chết, hai người vợ là
Nga Hoàng và Nữ Anh đi tìm, và ngồi bên bờ sông khóc, rồi trầm mình tự
vẫn. Từ đó “mạch Tương”, “giọt Tương” chỉ giọt nước mắt, là khóc. Thúy
Kiều khóc cho thân phận mình: “Chưa xong điều nghĩ đã dào mạch Tương”. Ấy thế nhưng ông kỹ sư ngang nhiên sửa thành “trời đã sáng”: “Chưa xong điều nghĩ đã chào vừng dương”!
Than ôi, còn sự hàm hồ nào bằng!
Còn
nhiều, nhiều lắm, vô kể. Thiếp Lan Đình thì gọi là “thiếp xem tình”
(?), Lãm Thúy (có lý giải đây là danh từ riêng) đổi thành “kiểu dáng”;
“đỉnh Giáp, non Thần” ngụ ý chuyện nam nữ mây mưa thì bị cưỡng hiếp đổi
thành “tiên nữ giáng trần”, Chung (Tử) Kỳ - danh từ riêng, một người
nghe đàn giỏi - được biến thành “ngưỡng vì”, lạ hoắc chẳng ăn nhập gì
với nhau!...
Đọc những câu từ
được ông kỹ sư sửa lại, người ta không khỏi ôm bụng mà cười! Thế nhưng,
cười nhưng mà đau xót. Cười nhưng mà không thể không… dào mạch Tương,
tức không thể không khóc! Không thể nào nghĩ ra được rằng, người ta có
thể dám ngang nhiên mạo phạm văn chương, mạo phạm tiền nhân đến như vậy!
Nhà thơ Nguyễn Quang Thân gọi hành động này là “vô đạo”, còn ông Thế
Anh, trên tạp chí “Thơ” của Hội Nhà văn Việt Nam, gọi việc làm,
hành động này là “vô lối”, “hỗn hào”; có người nói đây là hành động bất
kính, người thì cho là hành động phản văn hóa, phản văn chương.
Hiện nay Truyện Kiều có quá nhiều dị bản. Người ta cố giữ những bản Kiều cổ vì muốn tìm về đúng nguyên bản của nó. |
Được cổ xúy bởi nhà nghiên cứu văn hóa lừng danh!
Cứ
như vậy, đến hơn 1.000 chỗ sửa, 1/3 tác phẩm chứ không phải ít ỏi, tức
gần như bất cứ chỗ nào trong Truyện Kiều, cũng bị ông kỹ sư cắt xé, bức
tử!
Điều đáng nói là, việc sửa
thơ này của ông kỹ sư lại nhận được cổ xúy của một bậc giáo sư lừng
danh: Anh hùng lao động, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, Giáo sư
Đặng Vũ Khiêu!
Người ta đã kinh
ngạc với hành động của ông kỹ sư, thì lại càng kinh hãi hơn khi biết
rằng, hành động này được một bậc danh tiếng, “đức cao vọng trọng” trong
lĩnh vực nghiên cứu văn hóa khuyến khích và tán dương! Quả thật giới văn
chương và học thuật không khỏi ngỡ ngàng rồi kinh sợ, khi đọc những
dòng đề tựa của vị giáo sư này:
“Với
một tinh thần khoa học rất nghiêm túc, ông tìm lại hầu hết các bản
Truyện Kiều từ trước đến nay, so sánh các dị bản, ông tìm đọc hầu hết
các bài đã bình luận, phân tích tác phẩm và tác giả Truyện Kiều. Từ đó,
ông đã có ý tưởng lớn là làm thế nào để phổ cập hóa Truyện Kiều cho
quảng đại công chúng, ông gạt bỏ những câu chữ khó hiểu từ tiếng Hán để
thay bằng ngôn ngữ thuần Việt trong Truyện Kiều… Tôi hoan nghênh công
phu nghiên cứu của ông Đỗ Minh Xuân và tin rằng cuốn sách này của ông là
một đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu Truyện Kiều…”
Chính
vì vậy chả trách tại sao, cứ mỗi chỗ sửa, ông Xuân tự khen là hay hơn
cả chữ của Nguyễn Du, đến nỗi còn nói nếu cụ Nguyễn Tiên Điền mà sống
dậy thì ắt phải thốt lên “hậu sinh khả úy”!
Quả thật đây là lối nói hàm hồ! Ngày nay, người ta dùng Truyện Kiều để
bói, còn gọi “bói Kiều”. Điều này không phải do nàng Kiều linh thiêng
linh ứng, mà bởi chính vì tác phẩm của đại thi hào quá súc tích, nó đã
chứa đựng tất cả mọi mặt của cuộc sống, của đời người trong đó. Đồng
thời, cũng có nghĩa bất cứ người dân nào cũng biết Truyện Kiều, chứ không phải như ông Xuân nói là ít người đọc.
Còn việc hiểu, thẩm thấu, phải nói Truyện Kiều là một hiện tượng đặc biệt: Ngôn ngữ Truyện Kiều
là thứ ngôn ngữ văn chương bác học nhưng diễn đạt lại rất giản dị,
khiến mọi người, tất cả những ai, khi đọc đều hiểu. Người học ít thì
hiểu theo mức của người học ít, người học cao thì hiểu theo cách của
người học cao, còn người không biết chữ cũng hiểu được, theo cách của
người không biết chữ. Chẳng vì thế mà ông bà ta xưa, dù không biết đọc
chữ Nôm, vẫn thuộc làu làu 3.524 câu một mạch không vấp. Thậm chí có
người mê Truyện Kiều đến mức, thuộc và đọc ngược nguyên tác phẩm! Thậm chí, dân gian còn thạo Truyện Kiều
đến mức còn tập Kiều, vịnh Kiều, đố Kiều... Biết bao nhiêu là hoạt động
phong phú, thể hiện dân ta đâu có... dốt Kiều, như ông Xuân nói.
Sở dĩ, trong văn học Việt Nam, chúng ta có một khối lượng đồ sộ tác phẩm, bài viết, công trình nghiên cứu Truyện Kiều, cũng
bởi độ uyên bác, thâm sâu của tác phẩm này, mà tất cả đều nằm trong văn
chương, ngôn từ của tác phẩm. Vậy thì, khi ông Xuân làm một cái việc là
"làm cho dễ hiểu", thì có còn gì là cái bản thể, cái tinh hoa của Truyện Kiều nữa!
Phải nói, ngôn ngữ trong Truyện Kiều cô đọng, súc tích, thâm sâu đến mức, cố học giả Đào Duy Anh đã phải viết một cuốn "Từ điển Truyện Kiều", giải nghĩa từng từ một theo nội dung tác phẩm. Như vậy, khi ông Xuân kỹ sư dùng bạo lực can thiệp vào Truyện Kiều thế này, thì có nghĩa công trình của ông Đào Duy Anh đành phải... vứt sọt rác?
Cách đây gần trăm năm, Phạm Quỳnh, cố học giả, nhà báo, nhà văn, đã viết: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn…”.
Một thời quan điểm của học giả Phạm Quỳnh bị ta chỉ trích kịch liệt.
Nhưng đến giờ, ngẫm lại câu nói của ông vẫn cứ nguyên giá trị.
Nhưng,
nếu vậy thì hiện “tiếng ta” có lẽ bị lung lay bởi việc làm ngông cuồng
của một ông kỹ sư! Bởi những viên ngọc long lanh trong Truyện Kiều
đang bị chà đạp bằng một thứ ngôn ngữ cục súc, mà được giáo sư Vũ Khiêu
cho là kết quả của một một việc làm “với một tinh thần rất khoa học và
nghiêm túc”, để thực hiện một “ý tưởng lớn”! Nếu thứ sản phẩm của trí óc
điên loạn này mà đem phổ biến ra, tức là thực sự Truyện Kiều
đã mất! Mà, cứ tam đoạn luận theo kiểu Đề-các, thì “Truyện Kiều còn –
tiếng ta còn”, nên Truyện Kiều mất thì tiếng ta… còn đâu! Rồi “tam đoạn
luận” nữa: Tiếng ta mất thì nước ta… Hỡi ôi! Nghĩ đến đây thấy giật
mình, không dám nghĩ tiếp nữa! Sợ quá!
ĐẶNG VỸ
HN góp ý vơí anh nhé: Anh cóp trang nào về,xóa hết những chỗ không cần thiết.
Trả lờiXóaCòn vấn đề anh Xuân nào đó thay cụ Nguyễn Du sửa Kiều cho "dễ hiểu",lại được cụ Vũ Khiêu đăng "tựa",thiên hạ chửi bới nhiều rồi.Họ nói:bát nháo,lố bịch,vô học...v.v và v.v...
Chúc anh sức khỏe ạ.
Cám ơn Em đã mách bảo . Anh sẽ rút kinh nghiệm ! Chúc Em luôn khỏe và yêu...đời, yêu bọn Anh mãi nhé !
Xóa
Trả lờiXóaThật là giáo sư…kỷ sư... quá lố bịch….