Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

MỘT BÀI THƠ HAY VIẾT VỀ NGƯỜI THÀY GIÁO

Thứ bảy, tháng một 5

Bình thơ: Ngọn đèn dầu của Lê Thiên Minh Khoa . Vũ Hùng, TRẦN BẮC NAM, Đào Việt Hùng, Nguyễn Bá Hoàn


Thư pháp của cố HS Lê Nhật Linh .

Vũ Hùng ( Việt Nam Logestics Review ) : Xin giới thiệu với người yêu thơ bài thơ Ngọn đèn dầu của  Lê Thiên Minh Khoa , bài thơ được nhiều người giới yêu thích,  được giảng dạy trong chương trình  chính khóa ở trường  phổ thông tỉnh BR- VT  và một số ý kiến về bài thơ nầy  trên sách báo và   trong các  tài liệu giảng dạy ...  mà tôi tập hợp được.

Bình thơ:  Ngọn đèn dầu của Lê Thiên Minh Khoa .

Vũ Hùng, TRẦN BẮC NAM, Đào Việt Hùng, Nguyễn Bá Hoàn

 Văn Bản:

Lê Thiên Minh Khoa

                                                   Ngọn đèn dầu
                                                        Kính tặng quí thầy cô vùng sâu


Ngọn đèn dầu lập lòe soi đêm Ch’ro
soi lối mòn cho em đến lớp
soi mắt học viên long lanh giờ tập viết
soi lòng em thương dân Ch’ro …

Ngọn đèn dầu đo sớm, đo khuya
thức cùng em mòn đêm rừng im vắng
trang giáo án cũng từ trang giấy trắng
có dáng thân thương nho nhỏ ngọn đèn dầu

Cái xã miền rừng đêm ở rất lâu
cái mầm sáng mọc lên từ bóng tối
ơi mầm sáng đã bao năm chờ đợi
sống trong lòng người dân Ch’ro…

Lửa trại bập bùng soi đêm Ch’ro
trong “Hội xóa mù” sao mắt em lại ướt?
điệu la-vân(*) mượt mà trai gái hát
em có biết là để tặng riêng nhau?

Trong lửa trại bập bùng soi đêm Ch’ro
có dáng thân thương nho nhỏ ngọn đèn dầu..

(Cánh buồm ngược gió, biên khảo, Nguyễn Bá Hoàn,  NXB Văn Hóa SG, 9.2008,  trang 306, 307)

(*)la-vân(tiếng Ch ro): hát giao tình

*****
(l) Hoäi xoùa muø : Naêm 1979, xaõ Ngaõi Giao ñöôïc Nhaø nöôùc taëng Huaân chöông vì thaønh tích xoaù muø chöõ vaø ñaõ toå chöùc ñeâm löûa traïi  " Leã hoäi xoùa muø chöõ "
(2) Ñieäu la-vaân : moät ñieäu haùt ñoáûi ñaùp giöõa trai-gaùi cuûa ngöôøi Ch'ro .


NHỮNG LỜI BÌNH :

.

Một lớp học XMC .

TRẦN BẮC NAM 

 Bài  thô "NGOÏN  ÑEØN DAÀU" cuûa Lê Thiên Minh Khoa (*)
 

     ... Baøi thô Ngoïn ñeøn daàu ñöôïc LT Minh Khoa vieát töø naêm 1979, nhaân chuyeán coâng taùcõ ôû Xaõ Ngaõi Giao, huyeän Chaâu Thaønh cuõ (nay laø huyeän Chaâu Ñöùc-  Baø Ròa-Vuõng Taøu) , nôi coù nhieàu  ñoàng baøo Ch'ro sinh soõng .
 ... Ngöôøi ñoïc vaãn thaáy roõ töù thô caûm xuùc xuaát phaùt töø taùm loøng cuûa moät ngöôøi thaày giaùo ñoái vôùi nhöõng ngöôøi GV xung kích ñang ngaøy ñeâm aâm thaàm, mieät maøi mang aùnh saùng vaên hoùa ñeáøn cho nhöõng ñoàng baøo daân toäc ít ngöôøi ôûø nhöõng vuøng xa xoâi heûo laùnh vaø ñaây nhöõng khoù khaên cuûa tænh nhaø trong nhöõng naêm ñaàu sau ngaøy mien Nam hoaøn toaøn giaûi phoùng.    Hình aûnh ngoïn ñeøn daàu trong boái caûnh ñeâm toáøi cuûa nhöõng buoân laøng Ch'ro laøhình ảnh chuû ñaïo xuyeân suoõt baøi thô, ngoaøi  yù nghóa töôïng tröng laø aùnh saùng vaên hoùa- ngöôøi giaùo vieân xoaù muø chöõ thì ñaây coøn laø hình aûnh coù thöïc trong thôøi ñieåm baáøy giôø : vì chöa coù ñieän neân moãi ngöôøi ñi hoïc ñeàu phaûi mang theo moät ngoïn ñeøn daàu, vöøa ñeå soi ñöôøng ñi, vöøa  ñeå soi trang vôû hoïc, vaø ngöôøi GV cuõng chæ coù ngoïn ñeøn daàu ñeà soaïn baøi chaám baøi vaø ... thao thöùc haøng ñeâm. Hình aûnh ngoïn ñeøn khoâng môùi nhöng ñöôïc ñaët trong moät boái caûnh cuï theå, gaân guõi vaø khôi gôïi baèng nhöõng caûm xuùc chaân thaät neân  vaãn  laøm  rung caûm  ngöôiø ñoïc .   Ñieàu caàn löu yù theâm laø nhöõng ngöôøi thaày giaùo xung kích trong coâng taùc xoùa muø luùc bấy giôø khoâng hẳøn laø nhöõng  giaùo vieân ñöôïc ñaøo taïo baøi baûn töø trong caùc tröôøng Sö phaïm, maø hoï coù theå laø nhöõng ngöôøi tình nguyeän - nhöõng giaùo vieân nghieäp - nhöõng ngöôøi bieát chöõ daïy cho nhöõng ngöôøi chöa bieát chöõ . Chöõ nghóa cuûa hoï coù thể  khoâng nhieàu nhöng caùi tình vôùi ngöôøi, vôùi ñôøi thì raát saâu . Caùi tình ñoù chính laø nhöõng maàm saùng nhoû nhoi aâm æ nhöng maïnh meõ vaø coù söùc lantoaû . 2. Baøi thô coù 5 khoå. Boáøn khoå ñaàu , moãi khoå goàm 4 caâu thô. Khoá cuoái cuøng chæ 2 caâu . Vì laø theå töï do neân caùc caâu thô daøi ngaén khaùc nhau, ngaén nhaâùt laø 7 chö,õ daøi nhaâùt laø 9 chöõ .

       Ba khoå thô ñaàu vöøa laø keåà, taû keát hôïp vôùi caûm xuùc  về  hình aûnh ngoïn ñeøn daàu giöõa ñeâm laøng Ch'ro. Ngoïn  ñeøn  daàu- moät hình aûnh thöïc, raùt quen thuoäc trong ñôøi soõng moïi ngöôøi trong nhöõng naêm ñaàu sau ngaøy 50.4.1975. Vì chöa coù ñiện  neân ngoïn ñeøn daàu luoân gaén boù vôùi ñôøi soõng moïi ngöôi , nhaâùt  laø ôû nhöõng vuøng xa xoâi vaø coøn hoang sô nhö Ngaõi Giao luùc baáøy giôø . Nhöõng ñieäp töø soi (khoå l) [soi loái- soi maét, soi loøng] noùi leân taùc duïng cuûa  ngoïn ñeøn daàu  töø cuï theå ñeán tröøu töôïng ( töø soi loái moøn, soi maét học vieân đđdến soi loøng em thöông daân Ch’ro). Coù theåà thaõy ngoïn ñeøn daàu ôû ñaây   cũngï mang yù nghóa cuï theå (soi sáng) nhưng lại mang ý nghĩa biểu tượng (dn dt, khai  sáng) : Chính trong coâng  vic mà tâm hồn nhân vật em- người GV xóa mù øchöõ trong bai øthô trô ûneân phong phú , bieõt yeâu thöông gaén boù hôn vôi ùnhöõng đồng bào Ch’ro còn nhiều gian khổ; điều đó có thể trước đây chưa có (soi lòng em thöông daân Ch'ro) .
    
      Nếu hai kh ñu laø hình aûnh ngoïn ñeøn daàu gn bo vôùi thaày troø caùc lôùp xoùa muø chöõ ban ñeâm (kh 1: Ngoïn đèn du soi ñöôøng cho thy troø ñếõn lp, kh 2: ngoïn ñeøn du laø thöôùc ño thôøi gian khuya sôùm cuûa ngöôøi GV mieät maøi beân trang giaùo aùn) thì ôû  khoå 3 laïi laø moät hình aûnh vöøa thöïc vöøa mang yù nghóa töôïng tröng :
Caùi xaõ mieàn röøng ñeâm ôû raát laâu
caùi maàm saùng moïc leân töø boùng tốøi
ôi maàêm saùng ñaõ bao naêm chôø ñôïi
soáng trong loøng ngöôøi daân Ch'ro ...
     Ñeâm röøng bao giôø cuõng daøi nhö cuoäc  soáõng taêm toái cuûa ngöøôi daân Ch'ro, nhöng chính saùch xoùa muø chöõ vaø Boå tuùc vaên hoùa  ...  ñaõ laøm  röïc leân nhöõng maàm saùng cuûa nieàâm tin, hy voïng veà moät töông lai toá t ñeïp maø bao naêm hoï töøng  ấp uû : caùi chö,õ caùi vaên hoùa seõ xoùa ñi caùi ñoùi ngheøo, laïc haäu ñeø naëng cuoäc ñôøi hoï töø bao ñôøi nay . Yù nghóa töôïng tröng laø theáâ nhöng laò baét nguoàn töø nhöõng hình aûnh raáõt  thöïc: “…xaõ Ngaõi Giao baáy giô øroäng lôùn vaø hoang vu laém; ñöùng giöõa caùi boùng ñeâm cuûa  nuùi röøng meânh  moâng, chöùng kieán caûnh töøng tốp baø con ñi  hoïc moãi ngöôøi treân tay moât ïngoïn ñeøn daàu nhoû,le loùi tö ønhöõng ngaû röøng tuùa  ra…toâi coù caûm giaùc nhö moïi caùi  laïnh leõo, u toái cuûa  nuùi röøng roài seõ ñöôïc xua tan. Hình aûnh ñeïp maø  caûm ñoäng  laém” (lôøi taâm söï cuûa taùc giaû) .

     Hai khoå cuoái (caûm xuùc trong ñeâm “ hoäi xoaù muø”:
 Löûa traïi baäp buøng soi ñeâm Chro
trong “Hi xoùa muø” sao maét em laïi öôùt?
ñieäu “la-vaân” möôït maø trai gaùi haùt
em coù bieát laø ñeå taëng rieâng nhau?

Trong löûa traïi baäp buøng soi ñeâm Ch'ro
coù daùng thaân thöông, nho nhoû ngoïn ñeøn daàu!...
    Ñeå  " hoäi xoùa muø "  töng böøng lôøi ca, ñieäu   muùøa  coù coâng söùc aâm thaøâm cuûa  ngöôiø GV xoùa muø chöõ . Vaø phaûi chaêng  aùnh löûa traïi baäp buøng hoâm nay cuõng khôûi nguoàn töø söï nhen nhoùm vaø quaàn tuï cuaû haøng traêm ngoïn ñeøn dầu tröôùc ñó  ? Hai câu hoûi tu töø khơi gợi cảm xúc đẹp mà chân thật về hình ảnh người GV v à tình cảm của ngöôøi daân Ch’ro vôùi  h trong ñeâm hoäi  xoùa  muø” .
    Cũng cần lưu ý là cả 5 khổ thơ tác giả đều nhaéc ñến ngn la , khi thì nhoûnhoi nhö ngoïn ñeøn dầu, khi laø caùi le lói cuûa mm saùng, khi thì baäp buøng, röïc saùng nhö löûa traïi. Coù theà th ấy ,  ñaây c ũng laø moät thuû phaùp ngheä thuaät ñ goùp phaàn laøm roõ töù thô .
      khoå cuoái, taùc giaû laëp laïi câu thô : coù daùng thaân thöông nho nhoû ngoïn ñeøn dầu .Nhöng laàn naøy, hình aûnh ngoïn ñeøn daàu ñöôïc naâng leân thaønh hình aûnh ngöôøi giaùo vieân XMC, nhöõng ngöôøi ñaõ haèng ñeâm  đ,vôi ngoïn ñeøn daàêu treân tay ,aâm thaàm laën loäi ñeõn töøng buoân laøng heûo laùnh ñeå mang caùi chöõ, caùi vaên hoaù ñeán cho moïi ngöôøi. Hoï chính laø nhöõng ngöôøi ñaõ goùp phaàên  xoùa ñi boùng ñeâm  u  aùm cuûa ñoùi ngheøo, laïc haäu .


(*)Trích " THIẾT  KEÁ THEÅ NGHIỆM  MỘT TIẾT VĂN HỌC ÑA PHÖÔNG , CHÖÔNG TRÌNH NGÖÕ VĂN  THCS: Dạy  bai  thô "NGOÏN  ÑEØN DAÀU" cuûa Lê Thiên Minh Khoa  . Bien soạn :TRẦN BẮC NAM
***



Ký họa của HS Phạm Hoan .


Đào Việt Hùng
Biểu tượng "ngọn đèn dầu" trong bài thơ Lê Thiên Minh Khoa(**)


Khổ 1 :
Ngọn đèn dầu lập loè soi đêm Chơ Ro
Soi lối mòn cho em tới lớp
Hình ảnh ngọn đèn dầu lúc đầu  được dùng theo nghĩa đen. Nó nói lên tinh thần ham học của người dân Chơ Ro. Ngọn đèn dầu nho nhỏ, ánh sáng yếu ớt lập loè soi trong đêm tối, soi đường cho các học viên đến lớp. Lớp học xoá mù thường tổ chức vào ban đêm, nhưng với ngọn đèn dầu, đêm đen vẫn không cản được bước chân của họ tới lớp học để tiếp thu ánh sáng văn hoá...
Soi mắt học viên long lanh giờ tập viết
Soi lòng em thương dân Chơ Ro
Đến đây thì ngọn đèn dầu không chỉ đơn thuần là phương tiện như nói trên. Nó như một sự hiện hữu chứng kiến niềm vui giờ học viết của các học viên trong lớp qua những đôi mắt long lanh ánh lên những ước mơ, hi vọng, lại như chứng kiến và soi tỏ tấm lòng của người thầy giáo xoá mù đối với người dân Chơ Ro.
Khổ 2 :
Ngọn đèn dầu đo sớm, đo khuya
Thức cùng em mòn đêm rừng sâu vắng
Ngọn đèn dầu trong 2 câu thơ trên được dùng theo phép ẩn dụ và nhân hoá, khiến nó hiện lên như có tâm hồn và song trùng với hình ảnh người thầy giáo. Ngọn đèn dầu như một cỗ máy đo thời gian. Nó đo sớm, đo khuya” theo nhịp điệu làm việc miệt mài, cần mẫn của người thầy giáo. Nó làm bạn cùng người thầy giáo, thức đến “mòn đêm rừng sâu vắng” để soạn bài lên lớp cho các học viên Chơ Ro. Hình ảnh ngọn đèn dầu lúc này thể hiện tấm lòng hết lòng tận tuỵ mang ánh sáng văn hoá tới đồng bào Chơ Ro của người giáo viên nhân dân.
Vì vậy, tác giả đã hạ câu thơ kết lại :
Trang giáo án cũng từ trang giấy trắng
Có dáng thân thương, nho nhỏ ngọn đèn dầu
Trang giáo án cũng là trang lòng của cô giáo. Nó có hình bóng thân thương, nho nhỏ ngọn đèn dầu.
Ngọn đèn dầu lúc này như mang tâm hồn người, mang ngọn lửa nhiệt tình vị tha cao cả. Nó với người thầy giáo xoá mù như hình với bóng; nó thể hiện tâm hồn, tấm lòng của người thầy giáo diệt giặc dốt cho người dân Chơ Ro.
Ngọn đèn dầu trong khổ thơ này gợi sự làm việc miệt mài cần mẫn của các thầy, cô giáo. Nó cùng thức đến “mòn đêm rừng sâu vắng” giúp các thầy cô giáo soạn bài. Hình ảnh ngọn đèn dầu lúc này thể hiện tấm lòng tận tuỵ mang ánh sáng văn hoá tới đồng bào Chơ Ro của người giáo viên nhân dân
Đến khổ 3, tác giả đã dùng một hình ảnh rất sáng tạo, giàu ý nghĩa biểu tượng để nói về ngọn đèn dầu : “cái mầm sáng”. “Cái mầm sáng” vừa là hình ảnh ngọn lửa nho nhỏ của chiếc đèn dầu, vừa là hình ảnh ẩn dụ về sự khai sáng ban đầu của người thầy giáo có ý nghĩa phôi thai tạo dựng các tri thức văn hoá cho người dân Chơ Ro. Cái “mầm sáng” ấy “mọc lên từ bóng tối” và rồi sẽ sống, sinh sôi nảy nở, lớn lên trong lòng người dân Chơ Ro, soi sáng cuộc đời người dân Chơ Ro.
Ngọn đèn dầu đã gắn chặt với người giáo viên diệt giặc dốt. Nhà thơ nói về ngọn đèn dầu cũng là nói về người thầy giáo làm nhiệm vụ khai sáng cho người dân Chơ Ro.
 NGHỆ  THUẬT :
     Những từ ngữ, hình ảnh có giá trị biểu cảm về ngọn đèn dầu: đo sớm đo khuya , thức mòn đêm rừng sâu vắng , cái mầm sáng , dáng thân thương nho nhỏ ,...
     Những từ ngữ, hình ảnh này thể hiện được ý nghĩa sâu xa của ngọn đèn dầu, của người thầy giáo
       Trong bài thơ có sử dụng nhiều điệp từ, điệp ngữ : 
       Điệp từ :  soi, đo, mầm sáng, Chơ Ro, đêm
      Riêng điệp từ soi được dùng rất nhiều lần (6 lần, trong đó, riêng khổ 1 ,  4 lần).
      Từ soi ở câu 1, câu 2 dùng theo nghĩa đen.
       Từ soi ở câu 3 và 4 dùng theo nghĩa bóng, với nghĩa “cho thấy”, “làm sáng rõ”.
Từ soi ở khổ 5 vừa mang nghĩa đen, vừa mang nghĩa bóng : Trong lửa trại bập bùng, ngọn lửa đuốc cũng có cái nét, cái hình dáng của ngọn lửa đèn dầu. Trong ánh sáng văn hoá soi sáng đêm tối Chơ Ro, có cái ánh sáng nho nhỏ của ngọn đèn dầu thắp lên từ những buổi đầu...
       Điệp ngữ :
       dân Chơ Ro
        Lửa trại bập bùng soi đêm Chơ Ro
       Có dáng thân thương nho nhỏ ngọn đèn dầu
Những điệp từ điệp ngữ trên được nhắc đi nhắc lại có tác dụng tái hiện hình ảnh sinh hoạt của người dân, xoáy sâu vào tâm thức, khắc chốt lại ý nghĩa của ngọn đèn dầu đối với đồng bào dân tộc Cho Ro.

{(**) Trích  : Giáo án : Bài thơ " NGỌN ĐÈN DẦU" của Lê Thiên Minh Khoa . Biên soạn: Đào Việt Hùng- P. trưởng phòng Phổ thông - Sở GD-ĐT tỉnh BR-VT _ Tài liệu giảng dạy Văn học địa phương tỉnh BR-VT }
****
Nguyễn Bá Hoàn
  PHỎNG VẤN  Lê Thiên Minh Khoa về bài thơ " NGỌN ĐÈN DẦU"
  Trích trong các tác phẩm:
_  Người và Việc_  Những người nổi tiếng , tập 1 (NXB Hội Nhà Văn, 2006)
_   Người và Việc_ Cánh buồm ngược gió (NXB Văn Hóa Sài Gòn, 2008)
                                                                                       

 Bìa cuốn sách Người và Việc_ Cánh buồm ngược gió (NXB Văn Hóa Sài Gòn, 2008)

Thị xã Bà Rịa chiều cuối tuần, trời mưa lất phất. Tôi ngồi đối diện với nhà thơ, nhà giáo ấy trong một quán cà phê cốc cạnh Nhà Tròn Bà Rịa, có “én liệng đầy trời” quanh di tích lịch sử quốc gia. Chiều xuống, tôi vừa “nhìn tất cả cuộc đời xuôi ngược lướt qua bên”, vừa nghe anh đọc “nhỏ nhẻ như câu tâm tình” bài thơ “Thị trấn tôi” của anh, vừa nhớ ray rứt cái thị xã quê tôi và nghe anh nói: “Tôi sống đất này tính ra đã 2/3 đời người. BR-VT là quê hương thứ hai của tôi”...  

PV: Trong các sáng tác của anh, nhiều bài thơ được giảng dạy trong chương trình và học địa phương đặc biệt bài “Ngọn đèn dầu” được hầu hết các trường THCS trong tỉnh đưa vào giảng dạy trong chương trình khóa. Anh cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ và nếu được, xin anh đọc cho anh em nghe lại…

LTMK: Tôi viết bài thơ “Ngọn đèn dầu” vào năm 1979, nhân chuyến công tác ở xã Ngãi Giao, huyện Châu Thành cũ (nay là huyện Châu Đức, Bà Rịa–Vũng Tàu), nơi có nhiều đồng bào Ch’ro sinh sống. Đây cũng là dịp xã Ngãi Giao được nhà nước tặng huân chương vì thành tích xóa mù chữ và đã tổ chức đêm lửa trại “Lễ hội xóa mù chữ”. Xã Ngãi Giao bấy giờ rộng lớn và còn hoang sơ chương vì thành tích xóa mù chữ và đã tổ chức đêm lửa trại “Lễ hội xóa mù chữ”. Xã Ngãi Giao bấy giờ rộng lớn và còn hoang sơ lăm, đứng giữa cái bóng đêm của rừng núi mênh mông, chứng kiến cảnh từng tốp bà con đi học, mỗi người trên tay một ngọn đèn nhỏ, le lói từ những ngã rừng túa ra …tôi có cảm giác như mọi cái lạnh lẽo, u tối của núi rừng rồi sẽ được xoa tan. Hình ảnh đẹp mà cảm động lắm!
     Bài thơ xuất phát từ tấm lòng của một người thầy giáo đối với những người giáo viên xung kích đang ngày đêm âm thầm miệt mài mang ánh sáng văn hóa đến cho những đồng bào dân tộc ít ngưới ở những vùng xa xôi hẻo lánh và đầy khó khăn trong những năm đầu sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Có lẽ cần nói thêm là những người thầy giáo xung kích trong công tác xóa mù lúc bấy giờ không hẳn là những giáo viên được đào tạo bài bản từ trong các trường sư phạm, mà họ có thể là những người tình nguyện, những giáo viên nghiệp dư, “những người biết chữ dạy cho những người chưa biết chữ”. Chữ nghĩa của họ có thể không nhiều nhưng cái tình với người, với đời thì rất sâu. Cái tình đó chính là những “mầm sáng” nhỏ nhoi, âm ỉ nhưng mạnh mẽ và có sức lan tỏa đã thôi thúc tôi hoàn thành bài thơ này:

“Ngọn Đèn Dầu
(Kính tặng quí thầy cô vùng sâu)


“Ngọn đèn dầu lập lòe soi đêm Ch’ro
soi lối mòn cho em đến lớp
soi mắt học viên long lanh giờ tập viết
soi lòng em thương dân Ch’ro

Ngọn đèn dầu đo sớm, đo khuya
thức cùng em mòn đêm rừng sâu vắng
trang giáo án cũng từ trang giấy trắng
có dáng thân thương nho nhỏ ngọn đèn dầu

Cái xã miền rừng đêm ở rất lâu
cái mầm sáng mọc lên từ bóng tối
ơi mầm sáng đã bao năm chờ đợi
sống trong long người dân Ch’ro…

Lửa trại bập bùng soi đêm Ch’ro
trong “Hội xóa mù” sao mắt em lại ướt?
điệu la-vân mượt mà trai gái hát
em có biết là để tặng riêng nhau?

Trong lửa trại bập bùng soi đêm Ch’ro
có dáng thân thương nho nhỏ ngọn đèn dầu”.

 
* Ảnh: Già làng Năm Nổi biểu diển một thế đánh hổ.

PV: Theo anh, vì sao thơ anh được nhiều thầy cô dạy văn giảng dạy trong chương trình văn học địa phương? Đặc biệt là bài “Ngọn đèn dầu”.

LTMK: Có lẽ, trước hết là vì dù thơ tôi chưa thật hoàn hảo, nhưng nó đúng là thơ và đích thị là văn học địa phương. Theo tôi, “ tính bản địa” của văn học không chỉ biểu hiện ở chỗ tác phẩm nêu lên tên đất, tên người cụ thể ở địa phương đó mà chủ yếu là tác phẩm phản ánh cuộc sống và đặc biệt biểu hiện được tâm tình của người dân địa phương, những người từng sống quanh tác giả, từng vui, buồn, sướng, khổ cũng như tác giả. Nói đến đây, tôi nhớ đến một câu ngạn ngữ phương Tây: “Nhân dân sản sinh ra nhà thơ để nói hộ nhân dân những điều mà nhân dân không nói được”. Kế đến, như anh biết đấy, tôi là nhà giáo làm thơ, lại dạy văn lâu năm, có đông đảo bạn bè gần gũi là nhà giáo nên thuận lợi hơn nhiều nhà thơ khác. Có người vì mến người mà yêu thơ, cũng như có người vì yêu thơ mà mến người (cười). Riêng bài “Ngọn đèn dầu”, không khí trong bài thơ là đêm Ch’ro, mà địa bàn cư trú của dân tộc Ch’ro là BR-VT và Đồng Nai, nên tính “bản địa” của bài thơ càng rất rõ. Hơn nữa, có lẽ quí thầy cô dạy văn dễ đồng cảm đối với đối tượng trữ tình là đồng nghiệp của mình, một cô giáo vùng sâu trong bài thơ. Cuối cùng là nhờ có người biên soạn “THIẾT KẾ THỬ NGHIỆM TIẾT VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG …” rất công phu và đúng đặc trưng của phương pháp giảng dạy văn. Cho phép tôi nói thêm đôi lời về lý do này: Chương trình ngữ văn THCS mới , ở mỗi lớp đều có dành một số tiết giới thiệu nội dung địa phương nhằm các mục đích:
+) Liên hệ chặt chẽ kiến thức đã học được với những hiểu biết về quê hương và văn học, văn hóa quê hương. Khai thác bổ sung và phát huy vốn hiểu biết về văn học địa phương, là phong phú và sáng tỏ thêm cho chương trình chính khóa.
+) Gắn kết những kiến thức HS đã học được trong nhà trường vơí những vấn đề đang đặt ra cho toàn bộ cộng đồng (dân tộc và nhân loại) cũng như cho mỗi địa phương, nơi các em đang sinh sống.
+) Từ đó giúp HS hiểu biết và hòa nhập hơn với môi trường đang sống, có ý thức tìm hiểu, góp phần giữ gìn và bảo vệ các giá trị văn hóa (tinh thần, vật chất) của quê hương. Cũng từ đó giáo dục lòng tự hào về quê hương, xứ sở của mình.
      Yêu cầu là thế, nhưng hầu hết, việc thực hiện các tiết văn học địa phương ở các nơi đều gặp rất nhiều khó khăn: hoặc do thiếu các văn bản phù hợp với yêu cầu về nội dung – chủ đề, phù hợp với tâm lý tiếp nhận của học sinh THCS, hoặc do không có người hướng dẫn, biên soạn…(hiện nay, trong cả nước chỉ có khoảng 7 -8 tỉnh, thành đã có biên soạn được phần văn học địa phương, trong số đó chỉ vài ba tỉnh thành là đã in thành tài liệu) hoặc đã biên soạn xong nhưng lại không có kinh phí để in ấn và triển khai thực hiện đến các trường … Thực tế đó đã gây rất nhiều cho GV giảng dạy bộ môn ngữ văn.
      Trước tình hình đó, khi có người thu thập văn bản, nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm, soạn giảng công phu một tiết giảng dạy VH địa phương, thì sẽ được nhiều phòng giáo dục ủng hộ, chỉ đạo cho các trường đưa vào chương trình chính khóa. Bởi thế, sau khi thầy Trần Bắc Nam soạn xong, đưa tôi xem thử, tôi đùa với thầy: “Thiên sinh Khoa, Hà sinh Nam?”(Trời sinh Khoa, sao còn sinh Nam? – dựa theo câu nói của Chu Du: “Thiên sinh Du, Hà sinh Lượng?”-N.V.) như một lời cảm ơn sự đồng điệu của thầy Nam...
 
Nguyễn Bá Hoàn

LƯU Ý:

Mời  các tác giả, độc giả  nhắp chuột vào LINK  để đọc: 

QUY ƯỚC GỬI BÀI CỘNG TÁC VÀ GÓP Ý trên Tạp chí TIẾNG QUÊ HƯƠNG. trước khi gởi bài/comment  trên  tạp chí để tránh những rắc rối không đáng có và tạo điều kiện cho BBT chỉnh sửa bài, lên trang.

TRÍCH DỊCH , ĐĂNG TẢI TÁC PHẨM  trên  tạp chí TIẾNG QUÊ HƯƠNG , XIN GHI RÕ NGUỒN: http:tapchiTIENGQUEHUONG.blogspot.com

6 nhận xét:

  1. Bài thơ lời lẽ bình dị nhưng sâu lắng, rất xúc động, nhất là với những người trong ngành.
    Giáo xin chúc mừng tác giả, đồng nghiệp viết bài thơ có tiếng vang.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. anh TD ui! làm ơn cài đặt cho bạn bè vào viết còm khỏi nhập mã chữ đi anh! mã chữ ngoằn ngoèo rất khổ cho những cặp mắt già và mắt cận, huhu...

      Xóa
    2. Rất tiếc là mình không biết cài đặt cái món này.Mình CÒM ở các nhà khác nhiều khi còn không vào nổi nữa kia. Sau đó ,phải đăng nhập vào google mới được .Vì vậy, bạn chịu khó đeo MỤC KỈNH vào để nhìn rõ nhau nhé .Cám ơn nha !

      Xóa
    3. Thay mặt bạn đồng nghiệp của chúng ta,cám ơn chúng ta nha !

      Xóa
  2. Bác vào trang TỔNG QUAN -> CÀI ĐẶT BÀI ĐĂNG VÀ NHẬN XÉT ->
    Sau đó Bác chọn
    Vị trí nhận xét ?
    Ai có thể nhận xét? Bất kỳ người nào - bao gồm cả Người dùng ẩn danh
    Người dùng đã đăng ký - bao gồm cả OpenID
    Người dùng có Tài khoản Google
    Chỉ các thành viên của blog này
    Kiểm duyệt nhận xét ?
    Luôn luôn
    Thỉnh thoảng
    Không bao giờ

    Hiển thị xác minh từ ? - >[ CHỔ NÀY ĐÂY BÁC TD ạ ! ]
    Hiển thị liên kết ngược ?

    Trả lờiXóa