Báo Lao động 7/11/13
“Nếu kẻ nào đi buộc tội người khác và đã thề trước thần linh về
việc đó mà không đưa ra được bằng chứng xác đáng về sự buộc tội của mình
thì kẻ đó sẽ phải chết”. Đây là điều luật đầu tiên trong Bộ luật
Hamurabi - được ban hành vào khoảng năm 1760 trước Công nguyên ở Babylon
cổ đại.
Nói một cách dễ hiểu: Nghĩa vụ chứng minh tội phạm phải là của người
buộc tội, chứ người bị buộc tội không cần phải chứng minh mình vô tội.
Quy định văn minh này, được gọi là nguyên tắc suy đoán vô tội, về sau xuất hiện trong tất cả các bộ luật hình sự và là nguyên tắc cơ bản nhất của hình luật.
Nhưng thưa đức vua Hamurabi, cái nguyên tắc văn minh mà ngài đã đề ra từ gần 4.000 năm trước, giờ đây đang bị xem như cỏ rác trong vụ án oan ở nước Việt thế kỷ 21.
Trong vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn, một trong những lập luận mà các cơ quan tư pháp Bắc Giang đã buộc tội giết người đối với ông là “Hơn 20 phút đồng hồ - từ 19h đến 19h25, Chấn không chứng minh được mình làm gì, đi đâu và với ai?”. Đây ngẫu nhiên là khoảng thời gian xảy ra án mạng.
Và dù, trong phần tranh tụng, luật sư của ông Chấn đã trình bảng kê điện tử, tự động thanh toán tiền điện thoại do bưu điện cung cấp, thể hiện trong khoảng thời gian xảy ra án mạng, từ số máy thuê bao nhà Nguyễn Thanh Chấn có cuộc gọi đi cho máy mang số 566... với thời lượng từ 19h19'51" đến 19h20'31".
Nhưng bằng chứng ngoại phạm này đã bị tòa đã bác thẳng thừng với lý do "cho dù tính khách quan và khoa học của bảng kê điện tử kể trên là không ai có thể phản bác hoặc phủ nhận về cuộc đàm thoại đã được ghi nhận, tuy nhiên tài liệu này không thể là bằng chứng khẳng định vào thời điểm thực hiện cuộc gọi, Nguyễn Thanh Chấn là người bấm máy. Còn lời khai của bà Nhâm, ông Thực về việc Chấn bấm máy cũng không có tài liệu nào khác hơn để kiểm chứng".
Và thế là buộc tội giết người. Và thế là tù chung thân. Và thế là khi người ta không chứng minh được mình đang làm gì, với ai trùng thời điểm xảy ra án mạng, lập tức người ta có thể bị buộc tội giết người.
Tất nhiên, phải nói đến tình tiết đáng chú ý nhất trong vụ án này là dù oan ức, dù không hề giết người, nhưng anh Chấn (giờ đây có lẽ phải gọi là ông Chấn) đã “tự nguyện” đến cơ quan công an, đã ký vào bản nhận tội, dù trong cả hai phiên tòa sau đó, ông đều kêu oan.
Vì sao người đàn ông vô tội đó lại ký nhận tội giết người để mang nhục, để suýt lãnh án dựa cột?
ĐBQH - luật sư Trương Trọng Nghĩa, bên hành lang nghị trường - đã bóng gió đặt ra giả thuyết “Đôi khi dùng nhục hình bằng cách dùng tù trị tù thì rất khó phát hiện”.
Phải có gì đó ghê gớm hơn cả bản án tù chung thân mới khiến một người ngay tự nhận về mình tội ác ghê rợn. Và hóa ra, ép cung, nhục hình không phải là chuyện ở trên cung trăng.
Có người gọi đây là một bản án nhục nhã, phải được ghi vào lịch sử ngành tư pháp Việt Nam. Có người đã nói về sự bồi thường. Nhưng bằng cái gì và bao nhiêu thì đủ để bồi thường cho nỗi oan khuất của một người từng đập đầu vào tường để tự vẫn, nhưng không thể chết vì quá oan ức.
Trong luật Hamurabi, nếu buộc tội người khác mà không đưa ra được bằng chứng, người ta sẽ phân xử bằng cách “ra bờ sông và lao mình xuống dòng sông đó”.
Phân định sự thật bằng cách lặn nước có thể khiến chúng ta cảm thấy buồn cười về sự ngô nghê. Nhưng nỗi nhục thà được gột rửa bằng một sự ngô nghê chứ không thể văn minh bằng cách lạnh lùng thảy ra hai chữ “xin lỗi” và bồi hoàn bằng tiền thuế do người khác đóng.
Quy định văn minh này, được gọi là nguyên tắc suy đoán vô tội, về sau xuất hiện trong tất cả các bộ luật hình sự và là nguyên tắc cơ bản nhất của hình luật.
Nhưng thưa đức vua Hamurabi, cái nguyên tắc văn minh mà ngài đã đề ra từ gần 4.000 năm trước, giờ đây đang bị xem như cỏ rác trong vụ án oan ở nước Việt thế kỷ 21.
Trong vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn, một trong những lập luận mà các cơ quan tư pháp Bắc Giang đã buộc tội giết người đối với ông là “Hơn 20 phút đồng hồ - từ 19h đến 19h25, Chấn không chứng minh được mình làm gì, đi đâu và với ai?”. Đây ngẫu nhiên là khoảng thời gian xảy ra án mạng.
Và dù, trong phần tranh tụng, luật sư của ông Chấn đã trình bảng kê điện tử, tự động thanh toán tiền điện thoại do bưu điện cung cấp, thể hiện trong khoảng thời gian xảy ra án mạng, từ số máy thuê bao nhà Nguyễn Thanh Chấn có cuộc gọi đi cho máy mang số 566... với thời lượng từ 19h19'51" đến 19h20'31".
Nhưng bằng chứng ngoại phạm này đã bị tòa đã bác thẳng thừng với lý do "cho dù tính khách quan và khoa học của bảng kê điện tử kể trên là không ai có thể phản bác hoặc phủ nhận về cuộc đàm thoại đã được ghi nhận, tuy nhiên tài liệu này không thể là bằng chứng khẳng định vào thời điểm thực hiện cuộc gọi, Nguyễn Thanh Chấn là người bấm máy. Còn lời khai của bà Nhâm, ông Thực về việc Chấn bấm máy cũng không có tài liệu nào khác hơn để kiểm chứng".
Và thế là buộc tội giết người. Và thế là tù chung thân. Và thế là khi người ta không chứng minh được mình đang làm gì, với ai trùng thời điểm xảy ra án mạng, lập tức người ta có thể bị buộc tội giết người.
Tất nhiên, phải nói đến tình tiết đáng chú ý nhất trong vụ án này là dù oan ức, dù không hề giết người, nhưng anh Chấn (giờ đây có lẽ phải gọi là ông Chấn) đã “tự nguyện” đến cơ quan công an, đã ký vào bản nhận tội, dù trong cả hai phiên tòa sau đó, ông đều kêu oan.
Vì sao người đàn ông vô tội đó lại ký nhận tội giết người để mang nhục, để suýt lãnh án dựa cột?
ĐBQH - luật sư Trương Trọng Nghĩa, bên hành lang nghị trường - đã bóng gió đặt ra giả thuyết “Đôi khi dùng nhục hình bằng cách dùng tù trị tù thì rất khó phát hiện”.
Phải có gì đó ghê gớm hơn cả bản án tù chung thân mới khiến một người ngay tự nhận về mình tội ác ghê rợn. Và hóa ra, ép cung, nhục hình không phải là chuyện ở trên cung trăng.
Có người gọi đây là một bản án nhục nhã, phải được ghi vào lịch sử ngành tư pháp Việt Nam. Có người đã nói về sự bồi thường. Nhưng bằng cái gì và bao nhiêu thì đủ để bồi thường cho nỗi oan khuất của một người từng đập đầu vào tường để tự vẫn, nhưng không thể chết vì quá oan ức.
Trong luật Hamurabi, nếu buộc tội người khác mà không đưa ra được bằng chứng, người ta sẽ phân xử bằng cách “ra bờ sông và lao mình xuống dòng sông đó”.
Phân định sự thật bằng cách lặn nước có thể khiến chúng ta cảm thấy buồn cười về sự ngô nghê. Nhưng nỗi nhục thà được gột rửa bằng một sự ngô nghê chứ không thể văn minh bằng cách lạnh lùng thảy ra hai chữ “xin lỗi” và bồi hoàn bằng tiền thuế do người khác đóng.
Dư luận cho rằng :"Bọn ác ôn bức cung là bọn vô học,có thể con đứa tai to,thằng mặt bự đưa vào,không hiểu luật pháp,cái CƠ BẢN là chúng có TRÁI TIM QUỶ DỮ.Là người,đánh một con kiến cũng cảm thấy đau,nhưng chúng vu oan,dựng hiện trường giả,tạo chứng cứ giả để định tước đoạt mạng sống một con người.
Trả lờiXóaSao chúng không nghĩ ông Chẩn là bố chúng?
Cả lũ quan tòa 2 cấp cũng thế thôi! Đừng thanh minh nhiều,dân càng phẫn nộ!
"nhầm" giết người để rút kinh nghiệm?-nói chó nó không nghe".....
Liệu anh có đồng tình với nỗi bức xúc này không?
Nhà thường DỘT TỪ NÓC . Các cụ nói,ĐÂU CÓ SAI ? !
XóaQuyền lực phải được kiểm soát thì xã hội mới công bằng được.Có dịp tiếp xúc với đám điều tra viên (ko phải tất cả ) vài lần ,em thấy chúng bạo lực và mất dạy lắm ,anh ạ !
Trả lờiXóaChúng đều mắc BỆNH NGHỀ NGHIỆP : NHÌN AI CŨNG THẤY HỌ CÓ TỘI .Vì thế chúng nghiễm nhiên trở thành TỘI PHẠM !
Xóa