Quyền lực của thi ca, quyền uy của thi sĩ
Ai đó đã viết, nhà chính trị thường chú ý đến cái tất yếu, đến logic, cái cần phải làm, Đối với nhà văn, quan trọng không phải chỉ "mặt trước của tấm huân chương" mà còn cả mặt sau của nó, quan trọng không phải chỉ là chiến thắng mà còn cả cái giá của những mất mát hy sinh để giành được nó. Đây cũng là nội dung của kỳ 2 cuộc trò chuyện với nhà thơ Hải Như.
>> Kỳ 1: Nhà văn: Xin đừng tự trói buộc mình
Không cổ súy chiến tranh
Nhà báo Thu Hà: Thưa nhà thơ Hải Như, lâu nay chúng ta vẫn tự hào có một nền văn học, thi ca thời chiến rực rỡ? Chẳng phải có một thời những bài văn, bài thơ đã tiếp thêm sức mạnh, thôi thúc một thế hệ cầm súng chiến đấu với quân thù đó sao?
Nhà thơ Hải Như: Chúng ta mới có văn học chiến công chứ chưa có văn học chiến tranh; mới có thơ ca trống trận chứ chưa có thơ ca nói về nỗi đau của con người. Còn rất nhiều điều chúng ta vẫn nợ nhân gian.
Tôi tin rằng bất cứ ai cũng hiểu, chiến tranh- dù bên nào thắng thì nhân dân hai bên cũng đều thua thiệt, đều mất mát khổ đau như nhau. Chiến thắng của bên này là khổ đau mất mát của người mẹ, người cha, người vợ và những đứa con của phía bên kia. Vậy hà cớ gì cổ súy chiến tranh. Thơ văn không thể cổ súy chiến tranh, mà phải ngăn chặn chiến tranh, cảnh báo cái xấu xa hủy hoại xã hội, con người.
Nhân đây, xin chia sẻ cùng độc giả Tuần Việt Nam những suy nghĩ của tôi.
"Chiến tranh là gì?
Là nước mắt - chia ly, là máu đổ
Là "Nhất tướng công thành vạn cốt khô
Thời của thế hệ chúng tôi không nên dùng mỹ từ "Thời hoa lửa"...
(trích trong bài Lời liệt sĩ thành cổ Quảng Trị)
Chính vì vậy,
"Đừng thi vị đường đầy hoa ra mặt trận
Mẹ già ta cần ta cạnh bên người
Suốt đời mẹ đã làm nàng Tô Thị
Chiếc áo trấn thủ chồng, mẹ ấp ủ tàn hơi."
(trích trong bài Tô Thị)
Khi đọc bài thơ Pháo đài của thi hào Nguyễn Du viết ra khi nhận chức Cai bạ (tương đương với chức Tuần phủ) tỉnh Quảng Bình sau những năm dài Trịnh Nguyễn phân tranh, tôi đã giật mình về tư tưởng nhân văn trong câu thơ chữ Hán "Nhĩ lai bất quí sát nhân công" Dịch nghĩa ra là: "Từ nay việc chém giết người không còn khuyến khích". Câu thơ viết bằng chữ Hán theo thể thơ cổ mà sao không cũ, vẫn hiện đại! Câu thơ như một tiếng reo vui của người trong cuộc, nói lên nguyện ước của dân chúng hai bờ sông Gianh phải chịu bao lầm than điêu đứng của chiến tranh.
Tôi tin khi dịch bài thơ chữ Hán Pháo đài của Nguyễn Du ra tiếng nước ngoài sẽ chinh phục được bạn đọc về tư tưởng hiện đại của nhà thơ Việt sống cách đây trên 200 năm, cảnh báo chiến tranh khiến con người không còn nhân tính.
Không cổ súy chiến tranh
Nhà báo Thu Hà: Thưa nhà thơ Hải Như, lâu nay chúng ta vẫn tự hào có một nền văn học, thi ca thời chiến rực rỡ? Chẳng phải có một thời những bài văn, bài thơ đã tiếp thêm sức mạnh, thôi thúc một thế hệ cầm súng chiến đấu với quân thù đó sao?
Nhà thơ Hải Như: Chúng ta mới có văn học chiến công chứ chưa có văn học chiến tranh; mới có thơ ca trống trận chứ chưa có thơ ca nói về nỗi đau của con người. Còn rất nhiều điều chúng ta vẫn nợ nhân gian.
Tôi tin rằng bất cứ ai cũng hiểu, chiến tranh- dù bên nào thắng thì nhân dân hai bên cũng đều thua thiệt, đều mất mát khổ đau như nhau. Chiến thắng của bên này là khổ đau mất mát của người mẹ, người cha, người vợ và những đứa con của phía bên kia. Vậy hà cớ gì cổ súy chiến tranh. Thơ văn không thể cổ súy chiến tranh, mà phải ngăn chặn chiến tranh, cảnh báo cái xấu xa hủy hoại xã hội, con người.
Nhân đây, xin chia sẻ cùng độc giả Tuần Việt Nam những suy nghĩ của tôi.
"Chiến tranh là gì?
Là nước mắt - chia ly, là máu đổ
Là "Nhất tướng công thành vạn cốt khô
Thời của thế hệ chúng tôi không nên dùng mỹ từ "Thời hoa lửa"...
(trích trong bài Lời liệt sĩ thành cổ Quảng Trị)
Chính vì vậy,
"Đừng thi vị đường đầy hoa ra mặt trận
Mẹ già ta cần ta cạnh bên người
Suốt đời mẹ đã làm nàng Tô Thị
Chiếc áo trấn thủ chồng, mẹ ấp ủ tàn hơi."
(trích trong bài Tô Thị)
Khi đọc bài thơ Pháo đài của thi hào Nguyễn Du viết ra khi nhận chức Cai bạ (tương đương với chức Tuần phủ) tỉnh Quảng Bình sau những năm dài Trịnh Nguyễn phân tranh, tôi đã giật mình về tư tưởng nhân văn trong câu thơ chữ Hán "Nhĩ lai bất quí sát nhân công" Dịch nghĩa ra là: "Từ nay việc chém giết người không còn khuyến khích". Câu thơ viết bằng chữ Hán theo thể thơ cổ mà sao không cũ, vẫn hiện đại! Câu thơ như một tiếng reo vui của người trong cuộc, nói lên nguyện ước của dân chúng hai bờ sông Gianh phải chịu bao lầm than điêu đứng của chiến tranh.
Tôi tin khi dịch bài thơ chữ Hán Pháo đài của Nguyễn Du ra tiếng nước ngoài sẽ chinh phục được bạn đọc về tư tưởng hiện đại của nhà thơ Việt sống cách đây trên 200 năm, cảnh báo chiến tranh khiến con người không còn nhân tính.
Ảnh minh họa: vnexpress.net |
Nhà báo Thu Hà: Ông thường nói về quyền uy của thi sĩ. Vậy chúng ta nên hiểu về quyền uy này như thế nào cho đúng?
Nhà thơ Hải Như: Cuộc đời đòi hỏi nhà thơ, nhà văn không dừng lại ở tài gieo vần, câu chữ làm "pháp sư ngôn ngữ" mà đòi hỏi thi sĩ, văn sĩ phải vươn lên làm nhà tư tưởng. Người làm thơ phải ý thức được quyền lực thơ ca và quyền uy thi sĩ. Thơ, văn tồn tại truyền tụng từ đời này sang đời khác chính nhờ "cái lõi" - hạt nhân tư tưởng bài thơ chứa đựng.
Tôi quan niệm quyền uy thi sĩ là nói lên sự thật, giúp các nhà lãnh đạo nhận ra sự thật. Thời Trung Hoa cổ nhà thơ Tào Tùng đã viết câu thơ: "Nhất tướng công thành vạn cốt khô" để lên án chiến tranh.
Từ đầu thập niên 70 của thế kỷ trước tôi đã nhận thức về "quyền uy thi sĩ" như thế này:
Sống chẳng dễ đâu
Và yêu càng không dễ
Sống và yêu trên trái đất này
Sống thế nào đây? Yêu thế nào đây?
Nhờ thơ tin yêu ơi
Xin nhà thơ cho cuộc đời chỉ thị.
Nhà báo Thu Hà: Theo ông, cái thiếu nhất của các nhà thơ, nhà văn là gì?
Nhà thơ Hải Như: Cái luôn luôn thiếu của người làm thơ là trau dồi kiến thức. Để trở thành thi sĩ đâu chỉ có tâm hồn, bài thơ đầu tay (premierjet) lóe sáng mà phải tự thân rèn luyện suốt đời.
Walt Whitman- nhà thơ Mỹ (1819-1892) trong bài thơ "Bài hát chính tôi" đòi hỏi mình nắm bắt "những biến cố mới nhất, những khám phá, những phát minh mới nhất, những xã hội, những tác giả cổ kim" một cách thường nhật.
Nhà báo Thu Hà: Khi so sánh văn học Việt với một số nền văn học thế giới, nhiều người không khỏi tự ti về nền văn học còn bé nhỏ, khiêm nhường của Việt Nam. Nhà thơ quan niệm về sự lớn - nhỏ này như thế nào?
Nhà thơ Hải Như: Tôi quan niệm, không có văn học nước lớn và văn học nước nhỏ. Nhân loại chỉ có một nền văn học vì con người, diễn giải bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau nói lên khát vọng được quyền sống, quyền yêu thương trong mái nhà chung nhân loại.
Nếu mỗi con người là một vũ trụ riêng. Hạnh phúc của loài người là con người không ai giống ai. Văn học là khoa học khám phá lòng người. Người làm văn học - các nhà văn, nhà thơ có sứ mạng cao quí giúp con người nhận diện được mình qua những trang sách, giúp con người tự vấn lương tâm, thanh lọc mình nhằm hướng thiện trên bước đường tiến hóa của nhân loại. Con người ngày càng làm chủ kỹ thuật hiện đại nhưng mãi mãi không làm chủ được lòng mình. Văn học giúp con người tránh được "cơ tâm", cân bằng tình cảm, nâng đỡ tâm hồn khi suy sụp, "cứu rỗi" con người không sa vào cái ác.
Văn học đích thực tự thân đã hội nhập
Nhà báo Thu Hà: Gần đây người ta bàn nhiều về văn học hội nhập. Quan điểm của nhà thơ về chuyện này?
Nhà thơ Hải Như: Theo tôi về kinh tế thì Việt Nam đúng là cần phải đặt vấn đề hội nhập với thế giới, còn về văn học tôi cứ nghĩ không cần đặt vấn đề hội nhập.
Nhà báo Thu Hà: Ý của nhà thơ là văn học thì không cần hội nhập, chúng ta cứ đóng cửa làm thơ, làm văn với nhau sao?
Nhà thơ Hải Như: Không phải vậy. Văn học đích thực tự thân đã mang tính hội nhập, cũng như với chính trị thì cần định hướng nhưng văn học thì không. Bởi từ khi có văn học thì văn học đã mang tính định hướng rồi: chủ nghĩa nhân văn. Nói theo một nghĩa phổ biến, văn học là nhân học. Tôi nhớ trong sổ tay tôi có ghi một câu thơ cho chính mình: "Dưới vòm trời này đâu cũng một trái tim người".
Nhà thơ Hải Như (bên trái) và nguyên chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An. Ảnh: nhavantphcm |
Nhà thơ Hải Như: Bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương khi sáng tác cách nay hai thế kỷ chắc không đặt vấn đề "hội nhập" như một số nhà văn hôm nay.
Tôi còn nhớ, đầu những năm 2000 thơ Hồ Xuân Hương của Việt Nam đã được giới thiệu với bạn đọc Hoa Kỳ. Dịch giả là một nhà thơ có tiếng của Mỹ, giáo sư John Balaban đến từ đại học Carolina. Ông đã bỏ ra hàng chục năm sang Việt Nam đi sâu tìm hiểu văn học cổ dân tộc ta. Và ông đã phát hiện ra nữ sĩ Hồ Xuân Hương "có một không hai" trong vòm trời thơ nhân loại. Ông đã say sưa bỏ ra nhiều năm khảo sát và chuyển ngữ những bài thơ của bà chúa thơ nôm sang tiếng Anh.
Nhà báo Hàm Châu đã chứng kiến, chỉ trong vòng tám tháng (10/2000 đến 6/2001), 20 nghìn bản Spring Essence the Poem of Ho Xuan Huong đã bán hết veo khiến nhiều nhà thơ Mỹ sửng sốt - thậm chí cả "ghen tị".
Nói như vậy để thấy, tác phẩm thơ, văn có chất lượng thì tự thân nó đã mang tính hội nhập rồi.
Nhà báo Thu Hà: Xin hỏi ông câu hỏi cuối, nếu nhìn lại hành trình làm báo và làm thơ của mình, điều gì khiến ông day dứt nhất?
Nhà thơ Hải Như: Tôi day dứt vì chưa làm được gián quan đúng nghĩa. Tôi tự nghĩ chúng tôi công ít, tội nhiều. Nếu chính trị gia có mắc sai lầm, đó không chỉ lỗi của họ mà những lỗi đó một phần cũng bởi các nhà thơ, nhà văn đã trốn tránh sự thật, không dám nói, không dám can gián.
Nhà báo Thu Hà: Cảm ơn nhà thơ Hải Như đã dành cho Tuần Việt Nam cuộc trò chuyện thẳng thắn, cởi mở. Cảm ơn quí vị độc giả đã theo dõi cuộc trò chuyện của chúng tôi. Năm Quí Tỵ mang theo vận hội mới đến với mỗi con người trên mảnh đất Việt Nam thương yêu. Đúng như nhà thơ Hải Như đã chia sẻ, hành trang cho sự cất cánh của văn đàn Việt Nam là bản lĩnh dám vượt qua những suy nghĩ thiệt hơn tầm thường để dám viết ra những hiện thực trong đời sống đương đại. Xin kính chúc nhà thơ và quí vị độc giả sức khỏe, niềm vui, thành công và hạnh phúc
.
Vài nét về nhà thơ Hải Như: Nhà thơ Hải Như sinh năm 1923, tên thật là Vũ Như Hải, quê thành phố Nam Định. Năm 1942 ông là học sinh trường Cao đẳng sư phạm Đỗ Hữu Vị (Hà Nội). Ông tham gia cách mạng trước năm 1945 trong Hội truyền bá Quốc ngữ ở Hà Nội. Năm 1946, ông vào quân đội, tham gia lớp đào tạo báo chí cách mạng Việt Nam đầu tiên mang tên Huỳnh Thúc Kháng ở chiến khu Việt Bắc. Năm 1948 nhà thơ Hải Như đảm nhiệm Thư ký tòa soạn báo Sông Lô sau chuyển sang báo Vệ quốc Quân thuộc Tổng cục chính trị. Sau năm 1954, ông làm Biên tập văn nghệ tại báo Cứu quốc; Phó tổng biên tập báo Giác ngộ (TPHCM). Đại hội văn nghệ lần thứ I tại Việt Bắc (1948), nhà thơ Xuân Diệu viết: "Kể sao cho hết những tài năng mới, Bửu Tiến, Trần Đăng, những nhà báo: Xuân Thủy, Hải Như". Hòa thượng Thích Đức Nghiệp, Phó pháp chủ Hội đồng chứng minh giáo hội phật giáo Việt Nam từng nhận xét về thơ của ông: "Thơ anh không giống, không lẫn với ai", an nhiên nói thẳng điều anh muốn nói với những tứ thơ độc đáo làm bàng hoàng người đọc bằng ngôn ngữ "đàm đạo" giữa đời, không bác học mà bình dân, phải xứng danh thơ hiện đại, hiện đại có hồn và truyền cảm mãi mãi". |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét