Bơ Vơ - Tuấn Hiệp
Lượt nghe: 41.208
Năm phát hành: 2010
Số bài hát: 10
Thể loại: Việt Nam, Nhạc Trữ Tình
Năm phát hành: 2010
Số bài hát: 10
Thể loại: Việt Nam, Nhạc Trữ Tình
“Bơ vơ” là album đầu tiên
của ca sĩ Tuấn Hiệp với 10 ca khúc dòng nhạc xưa. Với chất giọng nam
trung trầm, dầy, đầy đặn và rất nam tính, ngay từ khi theo học tại Nhạc
viện HN, Tuấn Hiệp đã là một trong số ít những giọng ca được đặt nhiều
hy vọng sẽ có những bước đột phá mới cho dòng nhạc opera. Nhưng cuối
cùng tình yêu với dòng nhạc xưa, với những ca khúc vượt thời gian quá
mạnh đã kéo Tuấn Hiệp đến với dòng nhạc này. Cũng chính dòng nhạc xưa đã
đưa Tuấn Hiệp dần trở thành một cái tên quen thuộc với khán giả yêu ca
nhạc trữ tình tại Hà Nội cũng như cả nước.
Thể hiện những ca khúc trong “Bơ vơ”, Tuấn Hiệp đã quên đi những kỹ thuật thanh nhạc để dành cả tình yêu, cảm xúc cho từng lời ca, giai điệu thêm ngọt ngào và bay bổng. Trong 10 ca khúc thì có tới 7 ca khúc Tuấn Hiệp đã rớt nước mắt khi thể hiện trong khi thu âm tại studio.
Thể hiện những ca khúc trong “Bơ vơ”, Tuấn Hiệp đã quên đi những kỹ thuật thanh nhạc để dành cả tình yêu, cảm xúc cho từng lời ca, giai điệu thêm ngọt ngào và bay bổng. Trong 10 ca khúc thì có tới 7 ca khúc Tuấn Hiệp đã rớt nước mắt khi thể hiện trong khi thu âm tại studio.
- 2 Tình Yêu Đến Trong Giã Từ - Tuấn Hiệp
- 3 Khúc Thụy Du - Tuấn Hiệp
- 4 Chờ Người - Tuấn Hiệp
- 5 Bơ Vơ - Tuấn Hiệp
- 6 Dạ Khúc - Tuấn Hiệp
- 7 Một Mình - Tuấn Hiệp
- 8 Nỗi Đau Muộn Màng - Tuấn Hiệp ft. Quỳnh Lan
- 9 Tiếng Hát Lạc Loài - Tuấn Hiệp
- 10 Rồi Mai Tôi Đưa Em - Tuấn Hiệp
Tuấn Hiệp
Trang cá nhân
Tên thật: Tuấn Hiệp
Ngày sinh: 1980 - Quốc gia: Việt Nam
Công ty đại diện: Ca sĩ Tự Do
Tuấn Hiệp
bắt đầu rời quê hương Nam Sách (Hải Dương) trong hành trang trở thành
một chàng sinh viên ĐH Nông Nghiệp. Thế nhưng, cuộc đời của anh rẽ ngang
chỉ sau một lần tình cờ, Tuấn Hiệp đi sang phố Hào Nam mua dây đàn guitar cùng mấy người bạn cho khoa Kinh tế của trường.
Lần ấy, tò mò Hiệp rẽ vào căng tin Nhạc viện, khi đó nằm ngay sát khoa Thanh Nhạc, đang ngồi uống nước thì gặp NSND Quang Thọ. Tuấn Hiệp có chào thầy vì một lý do thật đơn giản: xem NSND Quang Thọ hát nhiều trên tivi, lần đầu được gặp thầy ở ngoài đời. Thầy Quang Thọ thì nghĩ Tuấn Hiệp là một câu học trò đến để xin học hát như bao trò khác, nên đã bảo vào phòng NSND Lê Dung để thử giọng.
Ngay lập tức, hai thầy cô nhận Tuấn Hiệp vào học ngay; thậm chí, sau đó, để khuyến khích Tuấn Hiệp theo nghề ca hát, để đỡ một phần gánh nặng kinh tế cho Hiệp, thầy Thọ đã cho Tuấn Hiệp ở tại nhà thầy và mua cả quần áo cho vì thấy cậu học trò cả tháng chỉ có một bộ quần áo duy nhất. Và năm đó, Tuấn Hiệp đã đỗ thủ khoa Thanh nhạc Nhạc viện Hà Nội với số điểm tuyệt đối. Trong quá trình học tại Nhạc viện HN, Tuấn Hiệp luôn là một trong số những sinh viên xuất sắc nhất và là người duy nhất đạt điểm 10 trong lễ báo cáo tốt nghiệp.
Sau đó, Hiệp về công tác tại Nhà hát Quân đội, ở đây Tuấn Hiệp được nhạc sĩ Minh Quang giúp đỡ nhiều trên con đường ca hát. Chính nhạc sĩ Minh Quang là người đặt cho cái tên Tuấn Hiệp. Ở Nhà hát ca múa nhạc Quân đội, Tuấn Hiệp luôn là giọng hát đơn ca chính và là solist chính trong tốp ca nam vốn là “đinh” khi nhắc tới Đoàn ca múa Tổng cục chính trị, nay là Nhà hát ca múa nhạc Quân đội. Tuấn Hiệp đã từng cùng tốp ca nam phát hành album “Tình ca người lính trẻ”.
Ngay từ nhỏ đã được nghe những ca sĩ như Tuấn Ngọc, Evis Phương và nhiều ca sĩ thuộc thế hệ đi trước, Tuấn Hiệp ảnh hưởng và thích nhạc xưa từ đó. Kể cả sau này khi đã học ở Nhạc viện Hà Nội, Tuấn Hiệp vẫn thích nghe dòng nhạc này.
Một vài thành tích của ca sĩ Tuấn Hiệp
- Năm 2001 Tuấn Hiệp thi Tiếng hát Truyền hình Hải Dương và đoạt giải Nhất chung cuộc.
- Năm 2002, thi Tiếng hát Truyền hình Hà Nội và nhận giải Nhì (giải Nhất thuộc về Hồ Quỳnh Hương).
- Năm 2003 Tuấn Hiệp quay lại Nhạc viện tiếp tục học hệ Đại học thanh nhạc và tới năm 2008 thì hoàn thành khóa học.
- Năm 2005 phát hành CD “Mắt biếc” hát chung với Tùng Dương và Lệ Quyên
- Năm 2009 về Nhà hát Ca nhạc nhẹ Trung ương
- Năm 2010 Tuấn Hiệp xin ra khỏi Nhà nước để dành toàn bộ thời gian cho công việc kinh doanh Nhà hàng và Phòng trà ca nhạc vốn đã được Hiệp duy trì tới nay đã được gần 10 năm.
Tuấn Hiệp đã solo trong nhiều chương trình lớn: Đêm nhạc Thanh Tùng mang tên "Câu chuyện nhỏ của tôi" 2010; Đêm nhạc chân dung nhạc sĩ Đoàn Chuẩn – Từ Linh tại Nhà hát lớn năm 2010; Đêm nhạc chân dung nhạc sĩ Văn Cao tại Nhà hát lớn năm 2010; Đêm nhạc Trịnh Công Sơn tại Nhà hát lớn năm 2010 ; Đêm nhạc Nguyễn Ánh 9 tại Nhà hát lớn năm 2010; Đêm nhạc “Hoa cúc vàng tháng 3” tổ chức 5 đêm liền tại Nhà hát lớn tháng 3/2010.
| Lần ấy, tò mò Hiệp rẽ vào căng tin Nhạc viện, khi đó nằm ngay sát khoa Thanh Nhạc, đang ngồi uống nước thì gặp NSND Quang Thọ. Tuấn Hiệp có chào thầy vì một lý do thật đơn giản: xem NSND Quang Thọ hát nhiều trên tivi, lần đầu được gặp thầy ở ngoài đời. Thầy Quang Thọ thì nghĩ Tuấn Hiệp là một câu học trò đến để xin học hát như bao trò khác, nên đã bảo vào phòng NSND Lê Dung để thử giọng.
Ngay lập tức, hai thầy cô nhận Tuấn Hiệp vào học ngay; thậm chí, sau đó, để khuyến khích Tuấn Hiệp theo nghề ca hát, để đỡ một phần gánh nặng kinh tế cho Hiệp, thầy Thọ đã cho Tuấn Hiệp ở tại nhà thầy và mua cả quần áo cho vì thấy cậu học trò cả tháng chỉ có một bộ quần áo duy nhất. Và năm đó, Tuấn Hiệp đã đỗ thủ khoa Thanh nhạc Nhạc viện Hà Nội với số điểm tuyệt đối. Trong quá trình học tại Nhạc viện HN, Tuấn Hiệp luôn là một trong số những sinh viên xuất sắc nhất và là người duy nhất đạt điểm 10 trong lễ báo cáo tốt nghiệp.
Sau đó, Hiệp về công tác tại Nhà hát Quân đội, ở đây Tuấn Hiệp được nhạc sĩ Minh Quang giúp đỡ nhiều trên con đường ca hát. Chính nhạc sĩ Minh Quang là người đặt cho cái tên Tuấn Hiệp. Ở Nhà hát ca múa nhạc Quân đội, Tuấn Hiệp luôn là giọng hát đơn ca chính và là solist chính trong tốp ca nam vốn là “đinh” khi nhắc tới Đoàn ca múa Tổng cục chính trị, nay là Nhà hát ca múa nhạc Quân đội. Tuấn Hiệp đã từng cùng tốp ca nam phát hành album “Tình ca người lính trẻ”.
Ngay từ nhỏ đã được nghe những ca sĩ như Tuấn Ngọc, Evis Phương và nhiều ca sĩ thuộc thế hệ đi trước, Tuấn Hiệp ảnh hưởng và thích nhạc xưa từ đó. Kể cả sau này khi đã học ở Nhạc viện Hà Nội, Tuấn Hiệp vẫn thích nghe dòng nhạc này.
Một vài thành tích của ca sĩ Tuấn Hiệp
- Năm 2001 Tuấn Hiệp thi Tiếng hát Truyền hình Hải Dương và đoạt giải Nhất chung cuộc.
- Năm 2002, thi Tiếng hát Truyền hình Hà Nội và nhận giải Nhì (giải Nhất thuộc về Hồ Quỳnh Hương).
- Năm 2003 Tuấn Hiệp quay lại Nhạc viện tiếp tục học hệ Đại học thanh nhạc và tới năm 2008 thì hoàn thành khóa học.
- Năm 2005 phát hành CD “Mắt biếc” hát chung với Tùng Dương và Lệ Quyên
- Năm 2009 về Nhà hát Ca nhạc nhẹ Trung ương
- Năm 2010 Tuấn Hiệp xin ra khỏi Nhà nước để dành toàn bộ thời gian cho công việc kinh doanh Nhà hàng và Phòng trà ca nhạc vốn đã được Hiệp duy trì tới nay đã được gần 10 năm.
Tuấn Hiệp đã solo trong nhiều chương trình lớn: Đêm nhạc Thanh Tùng mang tên "Câu chuyện nhỏ của tôi" 2010; Đêm nhạc chân dung nhạc sĩ Đoàn Chuẩn – Từ Linh tại Nhà hát lớn năm 2010; Đêm nhạc chân dung nhạc sĩ Văn Cao tại Nhà hát lớn năm 2010; Đêm nhạc Trịnh Công Sơn tại Nhà hát lớn năm 2010 ; Đêm nhạc Nguyễn Ánh 9 tại Nhà hát lớn năm 2010; Đêm nhạc “Hoa cúc vàng tháng 3” tổ chức 5 đêm liền tại Nhà hát lớn tháng 3/2010.
Đúng là ông Quang Thọ và Tuấn Hiệp HỮU DUYÊN.
Trả lờiXóa"HỮU DUYÊN THIÊN LÝ NĂNG TƯƠNG NGỘ"
Ai dám nói con người không có duyên phận kia chứ?
Còn Duyên Thanh Da là chi nhỉ
Hay chỉ cơm xong ,lại lu bù
Bốn mùa trời đất xếp đủ cả
Nhưng trải bốn mùa chỉ nghĩ THU !
HEO MAY nên lại NHỚ THU
Trả lờiXóaRƯỢU NGANG CÓ SẴN KHÔNG "TU" CŨNG BUỒN
DUYÊN ĐỜI NHƯ CÁNH CHUỒN CHUỒN
TRỜI QUANG CHẲNG ĐẬU ĐI BUÔN GIÓ TRỜI
TÌNH THU XÀO XẠC CHƠI VƠI
SẮC THU VÀNG VỌT NHƯ KHƠI NỖI SẦU...!