Một kiểu “lưu danh” kém văn hóa?
Nhà thơ Trần Trương
Bác Hồ là người khởi xướng ra “Tết trồng cây”.Năm 1961, Bác trồng cây đa
đầu tiên ở công viên Thống Nhất (Hà Nội), Hơn nửa thế kỷ rồi, cây đa ấy
giờ vẫn xanh tươi và toả bóng mát.
Tôi cũng được vài lần theo Bác đi trồng cây khi mỗi độ tết về. Bác lên
đồi, ra đảo, về quê trồng cây, chưa bao giờ Bác trồng cây ở sân đình,
sân chùa, hoặc ở những khu danh thắng, di sản, đền đài, di tích lịch sử
thờ cúng các danh nhân, anh hùng đất nước.
Bác trồng cây để động viên, thúc đẩy công cuộc trồng rừng, làm xanh hoá
đồi trọc, cải thiện đời sống, bảo vệ môi trường cho quê hương, đất
nước.
Bây giờ ta vẫn theo lời Bác phát động “Tết trồng cây” mỗi khi xuân về,
nhưng hình như ngày càng đi vào hình thức, và kém hiệu quả. Song điều lạ
lùng là các “quan” kể cả ở trung ương và địa phương bây giờ đi trồng
cây lại không theo mùa, và chắc chắn việc trồng cây này không để động
viên nhân dân ươm giống gây rừng mà là để “Lưu danh muôn thưở”!
Tất cả các “quan” đến trồng cây, thật lạ, lại cứ đè đền đài, danh thắng,
khu di tích lịch sử để trồng cây. Biết bao nhiêu các đền thiêng thờ các
anh hùng, danh nhân cao quí,như nguyễn Trãi, Quang Trung,Chu văn An,
rồi cả những nơi thờ phật, thờ thánh ,thờ vua như đền Hùng, chùa Phật
Bái Đính, thờ mẹ Âu cơ,đền Trần, di tích Yên Tử ,.khu lưu niệm Bác Hồ
,v,,v..thấy chỗ nào cũng có các vị chức sắc ở tỉnh, ở Trung ương đến
trồng cây vào buổi khánh thành.
Mỗi cây trồng của họ cũng lại là cây đa như Bác trồng, rồi ghi tên ông
Nguyễn văn A, Phạm văn B, bà Trần thi D, Cù thanh H, kèm theo chức vụ
viết to đậm trên tấm bảng gỗ treo lên cành cây .Đua nhau với phong trào
trồng cây lưu niệm ấy, lại có cả các vị giám đốc, doanh nhân, thương
lái, v..v.. có chut tiền trao tặng địa phương góp vào việc xây dựng công
trình, hoặc đền chùa thế là được lãnh đạo xã, huyện mời trồng cây “Lưu
niệm”.
Thật sự khi đi vào những nơi trang nghiêm tôn kính chúng ta thấy
những cái cây “lưu danh muôn thưở” của các “quan” A, “quan” B đứng sừng
sững trước các đền đài, thờ cúng tiên tổ sao mà khó chịu và thấy mất văn
hóa vô cùng.
Đó có phải là một kiểu vẽ bẩn lên di tích được “hợp pháp hóa”? Ở các đền
đài, danh thắng, di tích là nơi qui tụ của “hồn thiêng” sông núi, từ
lâu thiên nhiên và nhân dân địa phương tạo lâp nên , họ đã có ý thức bảo
vệ các cây cối tự nhiên và trồng hoa, trồng cây hợp lý, những khóm cây
vô danh ấy cứ ngày càng tô điểm xanh tươi cho di tích, bóng mát là của
chung, chứ không phải ngồi dưới bóng mát của “quan” nào cả.
Càng ngày ta càng thấy việc trồng cây của Bác Hồ là một hành vi văn hóa
cao, Bác trồng cây cho mọi người chứ không phải trồng cây để “lưu
danh”.Chúng ta phát động học tấm gương Bác Hồ, mà chúng ta không hiểu
hết tư tưởng cao sang của Bác, chỉ một hành vi kém văn hóa trên đây
cũng đủ thấy “Quan trí” của chúng ta còn HÌNH THỨC lắm.thay!
Đọc bài này H.N chợt nhớ đến cái biển đỏ chót treo trên gốc cây có dòng chữ:
Trả lờiXóaCây KIM GIAO
củ đ/c Lê Doãn HỢP
***
Bài viết rất hay!